Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với thị trường du lịch, khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 105 - 106)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.7. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với thị trường du lịch, khách

khách du lịch và công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Hà Nội

Thị trường nói chung và thị trường du lịch nói riêng có vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung- cầu và phân bổ các nguồn lực, là nơi có thể quyết định sự thành bại của một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hay của một doanh nghiệp nào đó. Thị trường khách du lịch ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng đang có sự tăng trưởng nhanh về số lượng và ngày càng mở rộng phạm vi, cơ cấu dân cư của mỗi nước, mỗi khu vực trên toàn thế giới. Mục tiêu quản lý chính là nhằm nắm chắc nhu cầu, biến động của các luồng khách nhằm có các chính sách, biện pháp thích hợp tạo môi trường thuận lợi để thu hút khách du lịch, đem lại nguồn thu cho ngành du lịch.

Để quản lý, khai thác tốt thị trường du lịch cần làm tốt công tác thu thập, phân tích thông tin và dự báo chính xác các luồng khách quốc tế và nội địa; cần có sự phân luồng khách, thời điểm đi đến để chuẩn bị đón tiếp, phục vụ chu đáo, tránh tình trạng bị động, chờ khách, khi thì thưa thớt, khi thì lại quá tải,... Đối với khách quốc tế, cần đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, đa dạng hóa các thị trường, tránh lệ thuộc vào một thị trường nào đó.

Xây dựng chiến lược tuyên truyền, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch trong và ngoài nước với quy mô lớn, trình độ chuyên nghiệp, nội dung cụ thể gắn với nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường, phù hợp với mục tiêu đã xác định.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế trên địa bàn Hà Nội và Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, các cơ quan truyền thông, các hãng hàng không và các hãng lữ hành lớn trong và ngoài nước để kết nối, giới thiệu, quảng bá, hợp tác khai thác, phát triển thị trường du lịch, kết nối tuyến, tour với các doanh nghiệp, tổ chức tại thị trường quốc tế và ngược lại.

Chủ động liên kết, hợp tác các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường du lịch. Chủ động đón các đoàn lữ hành lớn tại các thị trường trọng điểm, các đoàn báo chí, phóng viên quốc tế đến khảo sát sản phẩm, viết bài, tuyên truyền quảng bá du lịch thủ đô. Nâng cao chất lượng các ấn phẩm phục vụ quảng bá du lịch.

Chú trọng liên kết có trọng tâm, trọng điểm đặc biệt là kết nối ba bên giữa các nhà quản lý, các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, vận chuyển (đường không, đường bộ, đường sắt, đường thủy) và các khu, điểm du lịch để tăng khả năng thu hút, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch khi đến với Hà Nội.

Huy động các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân tích cực, chủ động tham gia và phát huy vai trò để mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch, tạo động lực phát triển và nâng cao hình ảnh du lịch Hà Nội.

3.2.8. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành kinh tế du lịch ở thủ đô Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)