Nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 58 - 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Nguồn nhân lực du lịch

Thực tế, ngành kinh tế du lịch Việt Nam nói chung và kinh tế du lịch Hà Nội nói riêng là một ngành có triển vọng trong việc tạo việc làm và cải thiện thu nhập của người dân. Điều này đã được chứng minh qua số liệu thống kê của Sở Du lịch thành phố Hà Nội:

Bảng 2.4. Số lượng lao động trực tiếp trong ngành kinh tế du lịch Hà Nội Đơn vị tính: Người STT Năm Số lƣợng lao động 1 2011 51.117 2 2012 54.211 3 2013 57.000 4 2014 - 5 2015 88.000

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Du lịch các năm của Sở Du lịch TP. Hà Nội) Trong năm 2012, toàn thành phố có 54.211 lao động trong ngành du lịch. Đến năm 2015, con số này khoảng 88.000 người, trong đó, cơ sở lưu trú khoảng 57.000 người, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là 9.000 người, các khu, điểm du lịch khoảng 2.000 người, các cơ sở dịch vụ khác khoảng 20.000 người [7], [21].

So với mặt bằng toàn quốc, tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách hệ thống trong ngành kinh tế du lịch Hà Nội cao hơn, chiếm 70% tổng số lao động, song chưa đồng đều, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học khoảng 15% [7]. Như vậy, so với chỉ tiêu dự báo thì số lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch của Hà Nội trong giai đoạn này đã vượt lên khá nhiều.

Lao động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng đã chiếm 80% tổng số lao động ngành du lịch. Tại các khách sạn, lực lượng lao động có tay nghề và chuyên môn chủ yếu được đào tạo từ các cơ sở như trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Hà Nội, trường Trung học Du lịch Thương mại Hà Nội, hoặc được đào tạo nghề trong thời gian 3- 4 tháng tại các trung tâm dạy nghề về du lịch. Bên cạnh đó còn một số lao động được đào tạo từ các khoa Du lịch- Khách sạn của các trường Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế. Tuy nhiên, chưa có nhiều những cán bộ được đào tạo nghiệp vụ ở trình độ cao trong lĩnh vực ăn

uống, nhà hàng và thực tế ngành kinh tế du lịch ở Hà Nội chưa có định hướng thị trường khách rõ ràng nên nguồn nhân lực phục vụ cho các thị trường rơi vào tình trạng chỗ thiếu trầm trọng, chỗ dư thừa nhiều,... Điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)