Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tế du lịc hở Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 43 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tế du lịc hở Trung Quốc

Về bộ máy tổ chức, Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Trung Quốc là Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc, trực thuộc Quốc Vụ viện (Chính phủ), gồm hai bộ phận chính là Bộ phận Hành chính và Bộ phận Marketing, mỗi bộ phận do một Phó Cục trưởng phụ trách. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Cục Du lịch Quốc gia gồm: xây dựng, ban hành các chính sách du lịch và giám sát việc tuân thủ, thực hiện các chính sách đó; xây dựng chiến lược phát triển khu du lịch, phối hợp với các ban, ngành liên quan trong hoạt động đầu tư, phát triển du lịch; nghiên cứu và thu thập thông tin du lịch; cấp giấy phép hoạt động lữ hành; xúc tiến, quảng bá du lịch ra nước ngoài.

Chính phủ Trung Quốc xác định du lịch là một trong những trọng điểm tăng trưởng kinh tế mới, một trụ cột được ưu tiên đầu tư phát triển. Chính phủ đã thường xuyên xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách để quản lý và phát triển tốt ngành du lịch. Nổi bật là phương châm tăng cường phát triển du lịch Inbound (đưa khách du lịch quốc tế vào), khuyến khích du lịch nội địa, phát triển du lịch Outbound (đưa khách du lịch ra nước ngoài) vừa phải. Trong sáu tháng đầu năm 2016, Trung Quốc đã đón trên 2.363 triệu lượt khách với thu nhập đạt 2.2250 tỷ NDT [15].

Không chỉ có nguồn khách quốc tế tăng trưởng mạnh, Trung Quốc cũng có lượng công dân đi du lịch nước ngoài phát triển ấn tượng và đang dẫn đầu về số lượng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành một cường quốc về du lịch trên thế giới. Trong quá trình phát triển ngành, Trung Quốc chủ yếu phát triển mô hình nhà nước và lấy đó làm chủ đạo với hai nội dung chính:

Một là, Nhà nước và các địa phương dựa vào bộ máy quản lý hành chính để định hướng chính sách phát triển của các doanh nghiệp du lịch, tổ chức và tuyên truyền xúc tiến, quản lý thị trường.

Hai là, phát huy tính chủ động của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp tỉnh trong việc phối hợp các lực lượng, phát triển mạnh du lịch các địa phương. Nhằm thu hút du khách quốc tế và nội địa, ngành du lịch Trung Quốc đã đưa ra những sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng với các chủ đề được sắp xếp theo từng năm. Chẳng hạn, năm 1992 là Năm du lịch Trung Quốc lần thứ Nhất, năm 1993 là Năm du lịch phong cảnh, năm 1994 là Năm du lịch di tích văn vật cổ, năm 2002 là Năm du lịch văn hóa nghệ thuật dân gian, năm 2004 là Năm du lịch đời sống dân dã,…[18]

1.3.3 Một số bài học kinh nghiệm đối với quản lý nhà nước về kinh tế du lịch ở thủ đô Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)