7. Kết cấu của luận văn
2.2.5. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế du lịch Hà Nội
2.2.5.1. Kết quả đạt được
Trong những năm qua, ngành kinh tế du lịch thủ đô đã đạt được nhiều kết quả tích cực:
- Lượng khách du lịch đến Hà Nội chiếm 1/3 lượng khách du lịch của cả nước, mức tăng bình quân hơn 10%/năm, riêng năm 2015 đón 3,26 triệu lượt khách quốc tế và 16,43 triệu lượt khách nội địa.
- Tổng thu từ khách du lịch tăng, bình quân trên 15%, năm 2015 đạt gần 55.000 tỷ đồng (trong đó, dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm tỷ trọng 3,2 GRDP của thành phố).
- Hệ thống cơ sở lưu trú, hoạt động lữ hành, vận chuyển khách du lịch phát triển mạnh mẽ.
- Du lịch Hà Nội đã góp phần không nhỏ vào việc vừa làm thay đổi diện mạo của thủ đô, vừa giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa của một dân tộc đã có nghìn năm văn hiến, vừa góp phần vào giáo dục tình yêu đất nước cho nhân dân và giới thiệu với du khách nước ngoài nền văn hóa truyền thống của dân tộc ta. - Sự triển của du lịch Hà Nội trong thời gian qua đã tạo ra hàng chục vạn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân Hà Nội.
2.2.5.2. Hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, kinh tế du lịch Hà Nội vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của thủ đô.
- Hiệu quả kinh tế chưa cao, đóng góp vào GRDP của thành phố chưa tương xứng với những điều kiện mà du lịch Hà Nội hiện đang sở hữu.
- Thành phố còn thiếu những khu, điểm du lịch, khu thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, mua sắm tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Kết cấu hạ tầng của thủ đô và các vùng phụ cận như: hệ thống giao thông thiếu đồng bộ, vào giờ cao điểm nhiều nút giao thông bị tắc nghẽn nghiêm trọng, cảng hàng không Nội Bài, đường sắt năng lực vận chuyển, chất lượng thấp; hệ thống cấp nước kém phát triển, thiết bị xử lý nước lạc hậu, chất lượng nước kém; hệ thống thoát nước, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp vừa thiếu, vừa kém chất lượng dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; hệ thống điện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về nguồn điện, lưới điện và chất lượng, chưa theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế Hà Nội trong đó có sự phát triển của du lịch Thủ đô. Thời gian du khách đi trên đường tới các điểm du lịch còn chiếm nhiều thời gian cho mỗi chuyến đi do sự hạn chế tốc độ xe ô tô (mặc dù xe ô tô, đường sá tốt), ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian nghỉ ngơi, thăm quan của khách.
- Hà Nội hiện còn thiếu các khách sạn có chất lượng dịch vụ cao từ 3 sao trở lên, do đó nhiều hãng lữ hành đã phải từ chối nhiều đoàn khách quốc tế đến Hà Nội, thiếu hệ thống các nhà hàng lớn, chất lượng các món ăn không
cao (không hợp khẩu vị của khách, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo), phương tiện vận chuyển khách du lịch đặc biệt là hệ thống xe ô tô 45 chỗ ngồi thiếu, nhất là vào mùa du lịch.
- Phần lớn các doanh nghiệp du lịch có quy mô nhỏ nên số lượng, chủng loại sản phẩm du lịch không phong phú đa dạng thêm vào đó giá điện, nước, giá vé máy bay, giá phòng khách sạn, chất lượng lao động thấp (trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, tinh thần thái độ, phong cách phục vụ
thấp kém), chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đã đẩy giá tour lên cao làm cho các sản phẩm của du lịch Hà Nội có sức cạnh tranh thấp. - Công tác xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế, chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp chưa tương xứng với giá cả, cơ sở vật chất- kỹ thuật, trang thiết bị lạc hậu, đặc biệt là chất lượng lao động thấp, công suất phòng thấp, số ngày lưu trú bình quân của một khách không cao, chi tiêu bình quân của một khách du lịch thấp. Ngoài hai dịch vụ chính là lưu trú và ăn uống, khách gần như không tiêu dùng thêm loại hình dịch vụ du lịch gì.
Nhìn chung, du lịch chưa được nhận thức là ngành kinh tế mũi nhọn; thiếu những cơ chế, chính sách thu hút các nguồn vốn xã hội và các nhà đầu tư lớn vào phát triển du lịch.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015
Công tác QLNN đối với kinh tế du lịch đã được UBND thành phố quan tâm chỉ đạo để hoàn thiện, đổi mới từng bước, cụ thể:
- Thực hiện nhiều biện pháp tăng cường công tác kiểm tra chất lượng dịch vụ du lịch, an ninh, an toàn phòng chống tệ nạn xã hội, đặc biệt tại các điểm du lịch, khu vực tập trung khách du lịch, bảo đảm môi trường du lịch thân thiện, an toàn đối với du khách.
- Triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, hướng dẫn và tạo điều kiện đối với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ, đầu tư du lịch trên địa bàn.
- Cơ cấu lại doanh nghiệp như tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước về kinh tế du lịch, hợp nhất các doanh nghiệp theo mô hình kinh doanh mới, hiệu quả hơn.
- Phối hợp tổ chức hệ thống đào tạo cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật du lịch, nhằm nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh du lịch trong bối cảnh mới.
2.3.1. Hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến họat động quản lý nhànước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội
Luật Du lịch đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005, kèm theo đó Chính phủ đã ban hành hai văn bản hướng dẫn Luật là: Nghị định số 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 06 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch 2005 và thông tư 88/2008/TT- BVHTTDL của Bộ VHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch. Luật Du lịch 2005 ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch trong quá trình hội nhập. Những quy định trong Luật Du lịch 2005 về cơ bản đã tiếp cận được với Luật Du lịch của nhiều nước trên thế giới, tạo nên những nền tảng vững chắc để thu hút các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đầu tư, hợp tác kinh doanh với Việt Nam, đồng thời thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam. Các nội dung quy định về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch; tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, tiêu chuẩn hóa các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều nhằm thể hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.
Để việc quản lý, điều hành, đưa ngành kinh tế du lịch vào ổn định và phát triển, bên cạnh Luật Du lịch 2005, Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật khác quy định, hướng dẫn cụ thể ở những ngành, lĩnh vực khác
nhau liên quan đến kinh tế du lịch, nhằm quản lý và phát triển nền kinh tế du lịch của thủ đô Hà Nội. Có thể kể đến một số văn bản pháp luật tiêu biểu sau: - Luật Di sản văn hóa 2001.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa 2009. - Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa 2001 và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009.
- Nghị định số 16/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.
- Nghị quyết số 11/NQ/TW ngày 06 tháng 01 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011- 2020. - Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 07 năm 2012 của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội về việc thông qua quy hoạch phát triển Du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hường đến năm 2030.
- Quyết định 4597/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Ngoài ra, tại các kỳ họp, UBND TP. Hà Nội đã bàn bạc, thảo luận và thống nhất ban hành một số những Quyết định nhằm quản lý, thúc đẩy nền kinh tế du lịch thủ đô Hà Nội phát triển, cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
Mặc dù các văn bản hướng dẫn thực hiện thi hành luật đã và đang thực hiện rất tốt nhiệm vụ của mình trong công tác QLNN về kinh tế du lịch, nhưng hiệu quả lâu dài của các văn bản hướng dẫn này đã bị ảnh hưởng khá lớn vì: Trong giai đoạn đầu của sự phát triển ngành kinh tế du lịch, cần thiết
phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể cho các văn bản luật, luật sửa đổi bổ sung liên quan đến du lịch để định ra những bước đi chính xác cho toàn ngành thì các văn bản này lại ban hành chậm hơn rất nhiều so với các văn bản luật này. Chẳng hạn, luật Du lịch 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2006 nhưng đến ngày 01 tháng 06 năm 2007 mới ban hành Nghị định số 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch. Và cho đến 31/12/2008, Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL hướng dẫn các vấn đề về lưu trú du lịch mới được Bộ Văn hóa, Thể và Du lịch ban hành. Việc này đã gây khó khăn rất lớn không chỉ cho công tác quản lý của nhà nước mà còn cho cả các doanh nghiệp trong việc thực hiện theo các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh du lịch ở những giai đoạn phát triển đầu tiên của toàn ngành kinh tế du lịch.
2.3.2. Xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế du lịchở thủ đô Hà Nội ở thủ đô Hà Nội
Cấp ủy và chính quyền các cấp của thành phố đã bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để nhận thức và quán triệt quan điểm phát triển kinh tế du lịch bền vững trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của thủ đô, gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế trọng điểm vùng Bắc Bộ cũng như chiến lược phát triển tổng thể du lịch của cả nước. Đảng bộ và chính quyền thành phố Hà Nội xác định phát triển du lịch bền vững là sự nghiệp của toàn xã hội, do đó phải huy động mọi tầng lớp nhân dân.
Công tác xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch phát triển của Sở Du lịch thành phố Hà Nội (trên cơ sở tách từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội năm 2015) ngày càng có sự đổi mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện. Nội dung của quy hoạch ngày càng được đổi mới và có sự cụ thể hóa rõ ràng, đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng
phát triển du lịch của Hà Nội; xây dựng phương án phát triển kinh tế Du lịch thành phố có tính khoa học và khả thi cao, phù hợp với Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của Hà Nội và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế du lịch hàng năm.
Bản Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định được mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể để định hướng phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn tương lai. Bên cạnh đó, bản Quy hoạch cũng đã có sự cụ thể hóa hơn khi xác định rõ các trục phát triển, các loại hình phát triển cần được ưu tiên trong từng giai đoạn.
Để đảm bảo Quy hoạch được thực hiện có hiệu quả trong thực tế, đòi hỏi phải xây dựng các đề án phát triển cụ thể cho từng mục tiêu đã định ra trong Quy hoạch, hướng tới sự phát triển chung của kinh tế du lịch Hà Nội. Trong những năm qua, đặc biệt là sau hơn 9 năm thực hiện Đề án phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2007- 2015 của Thành ủy (khóa XIV), ngành kinh tế du lịch thủ đô đã nỗ lực phấn đấu và đạt được kết quả tích cực. Để thúc đẩy, tạo bước đột phá phát triển toàn diện của nền kinh tế du lịch Hà Nội, đưa kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2016- 2020 và những năm tiếp theo, Thành ủy Hà nội đã ban hành nghị quyết số 06- NQ/TU về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. Nghị quyết đã đề ra chi tiết những mục tiêu từ khái quát đến cụ thể, cùng với đó là những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đảm bảo đạt được những mục tiêu đề ra, tiếp tục thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của kinh tế du lịch Hà Nội trong giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, có một thực tế đang xảy ra là việc triển khai xây dựng các đề án phát triển kinh tế du lịch còn chậm so với kế hoạch đã đặt ra. Hầu hết việc xây dựng và triển khai các đề án phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn
thành phố Hà Nội đều được xác định rõ giai đoạn thực hiện là từ năm 2012 cho đến các năm tiếp theo. Tuy nhiên, việc xây dựng đề cương đề án luôn diễn ra trong thời gian dài. Ví dụ như đề cương “Đề án phát triển du lịch cộng đồng ở một số xã tại khu vực Ba Vì” phải mất khoảng thời gian hơn một năm để hoàn thiện và đến đầu năm 2013, đề cương đề án mới được trình duyệt để tiến hành xây dựng nội dung hoàn chỉnh, trong khi đó theo kế hoạch đặt ra, thời gian để thực hiện đề án này chỉ gói gọn trong ba năm từ 2012 đến 2014. Như vậy, thời gian thực tế để thực hiện và khắc phục những thiếu sót trong dự án này chỉ còn gần hai năm. Điều này khiến cho hiệu quả của đề án không cao, kết quả đặt ra sẽ khó có thể đạt được thành công như dự kiến ban đầu.
Từ khi cơ cấu lại bộ máy quản lý với việc thành lập Sở Du lịch thành phố Hà Nội trên cơ sở tách từ Sở VHTTDL Hà Nội, công tác định hướng, chiến lược du lịch Hà Nội đã có những chuyển biến mới nhưng cũng đặt ra