Một số bài học kinh nghiệm đối với quản lý nhà nước về kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 44 - 47)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3 Một số bài học kinh nghiệm đối với quản lý nhà nước về kinh tế du lịch

Từ thực tiễn, định hướng phát triển trong nước và trên cơ sở hoạt động quản lý tại Thái Lan và Trung Quốc, có thể rút ra một số bài học cho thành phố Hà Nội như sau:

Thứ nhất, phải xây dựng đồng bộ, thống nhất quy hoạch chi tiết, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển. Xây dựng định hướng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động phục vụ trong ngành du lịch.

Thứ hai, xây dựng, tổ chức thành công chiến lược quảng bá xúc tiến, quảng bá kinh tế du lịch Hà Nội.

Thứ ba, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái vì mục tiêu phát triển du lịch bền vững, ổn định. Đồng thời, có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Thứ tư, thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Sở Du lịch thành phố Hà Nội. Để Sở Du lịch thành phố Hà Nội

phát huy được vai trò, thể hiện tốt chức năng của mình trong công tác QLNN đối với kinh tế du lịch, cần phải quan tâm công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, áp dụng các hình thức điều động, luân chuyển,… tạo điều kiện để cán bộ có điều kiện tiếp cận thực tiễn, đồng thời cần phải thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề hoặc giao lưu với các địa phương, tỉnh bạn để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm quản lý, điều hành lĩnh vực lưu trú du lịch.

Thứ năm, tăng cường hợp tác quản lý liên ngành, liên vùng để có thể kiểm soát một cách tốt nhất hoạt động toàn ngành kinh tế du lịch và gia tăng sức cạnh tranh cho toàn khối liên kết trong bối cảnh Việt Nam mở cửa hội nhập sâu rộng với thế giới.

Thứ sáu, tăng cường áp dụng các tiến bộ ứng dụng khoa học công nghệ mạng internet vào hoạt động quản lý và quảng bá du lịch. Tạo điều kiện để gia tăng sự tương tác giữa người có nhu cầu đến du lịch tại Hà Nội với hệ thống các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch thông qua các diễn đàn, các trang website (chịu sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền) giới thiệu du lịch, giới thiệu hệ thống lữ hành, vận chuyển khách du lịch, lưu trú với chất lượng, giá cả hợp lý.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Kinh tế du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay, kinh tế du lịch đã trở thành một dạng hoạt động kinh tế - xã hội, một ngành kinh tế tổng hợp bao gồm nhiều loại hình kinh doanh, chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của kinh tế du lịch, bên cạnh những lợi ích to lớn từ việc phát triển đúng cách, có tính định hướng đúng đắn, thì việc phát triển du lịch không đúng cách có thể gây ra những tác động tiêu cực không mong muốn, thậm chí là mang lại những hậu quả khôn lường đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Do đó, để đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững, cần thiết phải có công tác hướng dẫn, quản lý của nhà nước đối với kinh tế du lịch. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về công tác QLNN đối với kinh tế du lịch của hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiện nay.

Từ hệ thống cơ sở lý luận này, việc đưa ra các bài học kinh nghiệm của Thái Lan, Trung Quốc- hai đất nước đã làm tốt về công tác QLNN đối với kinh tế du lịch đã tạo tiền đề cho việc định hướng cho các chương tiếp theo của luận văn.

Với những kết quả nghiên cứu trên, ở Chương tiếp theo, Luận văn sẽ tìm hiểu về thực trạng QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015 để đánh giá thực trang, những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011- 2015

2.1. Điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của Hà Nội để phát triển kinh tế du lịch

Hà Nội là thủ đô và là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Với lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc, Hà Nội luôn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế. Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng di tích với hơn 4.000 di tích và danh thắng, trong đó được xếp hạng quốc gia trên 1.000 di tích và danh thắng (hàng trăm di tích, danh thắng mới được sáp nhập từ Hà Tây và Mê Linh), hàng trăm đền, chùa, công trình kiến trúc, danh thắng lịch sử nổi tiếng [1]. Chính vì vậy, Hà Nội có đầy đủ điều kiện tốt để phát triển du lịch và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)