Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịc hở Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 55 - 58)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịc hở Hà Nội

Hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thủ đô được xem xét dưới nhiều góc độ, trong đó đặc biệt là các hoạt động kinh doanh như: kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch,...

2.2.3.1. Hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 3.081 cơ sở lưu trú du lịch với trên 38.000 buồng, phòng chiếm 20,4% tổng số cơ sở lưu trú du lịch của cả nước. Công suất sử dụng buồng, phòng trong các năm gần đây khá ổn định ở mức 57%. Số liệu thống kê này cho thấy tốc độ gia tăng nhanh chóng về số lượng của hệ thống này khi chỉ trước đó ba năm là năm 2012, số lượng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch mới có 1.751 với hơn 25.532 buồng [7], [21].

Về chất lượng chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú: Hà Nội hiện có 72 khách sạn từ 3- 5 sao với hơn 9.000 phòng; 5 khách sạn có căn hộ du lịch cao cấp với hơn 10.000 buồng, trong khi đó giai đoạn từ năm 2008- 2013, toàn Hà Nội chỉ có 55 khách sạn từ 3- 5 sao với 8.251 phòng [7]. Điều này cho thấy tình hình hoạt động của các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn cũng có nhiều chuyển biến tích cực, nâng cao hình ảnh, chất lượng hệ thống lưu trú của thủ đô Hà Nội.

Hệ thống cơ sở lưu trú tại Hà Nội cơ bản đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách. Chất lượng dịch vụ trong các khách sạn 4- 5 sao, khách sạn liên doanh khá cao với cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện nghi, hiện đại, dịch vụ phong phú, được điều hành bởi các nhà quản lý chuyên nghiệp, có chiến lược kinh doanh, tiếp thị bài bản. Hầu hết các khách sạn đều có các tiện nghi ăn uống phong phú như nhà hàng, quán bar, coffee, trung tâm thương mại, các tiện nghi hội nghị, hội thảo. Đặc biệt các khách sạn trên 300 phòng thường có các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí như bể bơi, sân tenis, phòng tập thể dục thể thao, vũ trường, câu lạc bộ ban đêm...

2.2.3.2. Hoạt động kinh doanh lữ hành

Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2015, kế hoạch năm 2016 trong lĩnh vực du lịch của Sở Du lịch thành phố Hà Nội, Hà Nội hiện có 1.500 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành hoạt động, trong đó, có 600/1.425 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Số hướng dẫn viên được cấp thẻ là 3.649 người [7], [21].

Du lịch Hà Nội cung cấp các sản phẩm du lịch cho du khách một cách đa dạng như: du lịch lễ hội, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ ngơi, du lịch hội nghị công vụ,… tới tất cả các tỉnh, thành phố và các địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Sản phẩm du lịch Hà Nội gồm cả những tuyến truyền thống và những tuyến mới như: City tour, du lịch sông

Hồng, du lịch mở, du lịch cuối tuần, du lịch công vụ, diễn ra thường xuyên trong năm, du lịch lễ hội, du lịch văn hóa, du lịch du xuân đầu năm,... đã và đang thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Loại hình du lịch thăm quan, thường chiếm tỷ lệ lớn trong các loại hình du lịch của Hà Nội. Ngoài những loại hình du lịch chính đã có từ lâu, trong những năm gần đây, Hà Nội còn phát triển nhiều loại hình du lịch mới và hấp dẫn hơn như: du lịch mua sắm, du lịch thể thao, du lịch hội nghị, hội thảo. Những loại hình du lịch này đang ngày càng mở rộng và phát triển do vị thế về kinh tế, chính trị văn hóa của Hà Nội.

2.2.3.3. Hoạt động kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch

Các khu du lịch và điểm du lịch ở Hà Nội bao gồm khu, điểm du lịch trung tâm và các khu, điểm du lịch lân cận.

Trong những năm qua, Hà Nội đã và đang ngày càng tận dụng những lợi thế du lịch tự nhiên sẵn có trên địa bàn, không ngừng hoàn thiện, nâng cấp sửa chữa, bổ sung dịch vụ tại các điểm, khu du lịch sẵn lịch, thiết lập các tuyến du lịch, các phương thức vận chuyển khách du lịch để thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. Hiện nay, thành phố tập trung tạo dựng phát triển các khu, điểm du lịch hoàn chỉnh theo các trục trung tâm: khu vực phố cổ, phố cũ và hồ Hoàn Kiếm; khu vực xung quanh hồ Tây với bãi hai bên sông Hồng từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì; khu vực Đông Anh gắn với khu du lịch tâm linh Cổ Loa, múa rối nước Đào Thục và khai thác sản phẩm du lịch nông nghiệp công nghệ cao; khu vực trung tâm chính trị Ba Đình gắn với Hoàng thành Thăng Long và Văn Miếu - Quốc Tử Giám; khu vực Ba Vì và vùng phụ cận gồm làng cổ Đường Lâm, làng nghề Vạn Phúc, làng nghề Thường Tín, Bát Tràng.

Tuy nhiên, thực tế sức cạnh tranh của du lịch Hà Nội trong điều kiện hội nhập chưa cao, chủ yếu do các khu, điểm du lịch còn thiếu đặc sắc, trùng

lặp, thiếu quy chuẩn, chất lượng chưa cao, thiếu những sản phẩm chủ lực, mang bản sắc Hà Nội. Các khu, điểm du lịch vẫn chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những cái có sẵn, chưa được đầu tư đúng mức và chưa khai thác được tiềm năng thế mạnh của du lịch văn hoá, làng nghề, làng cổ.

Hà Nội vẫn còn thiếu các khu du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cuối tuần quy mô lớn đủ sức hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách du lịch. Cùng với đó, vấn đề môi trường, tình hình an ninh trật tự tại các điểm du lịch về cơ bản đã được cải thiện song vẫn để xảy ra tình trạng chèo kéo, ép giá, ép khách ít nhiều làm ảnh hưởng tới ấn tượng của du khách,…

2.2.3.4. Hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2015, kế hoạch năm 2016 lĩnh vực du lịch của Sở Du lịch thành phố Hà Nội, Hà Nội hiện có khoảng 1.100 xe ô tô chuyên dụng chở khách du lịch, 117 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi với hơn 17.000 đầu xe, 300 xe xích lô, 1.000 thuyền đò, 2 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng ô tô điện tại khu vực phố cổ và xung quanh Hồ Tây,… [7], [21] Việc vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy (tàu du lịch trên sông Hồng) được triển khai nối các điểm du lịch của Hà Nội và địa phương dọc sông Hồng. Đường sắt, đường hàng không ngày càng cải thiện và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế du lịch Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)