Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trong quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 84)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trong quản lý nhà nước

đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Nền kinh tế nước ta phát triển chưa cao, trình độ khoa học- công nghệ còn rất hạn chế. Đây là một thách thức lớn đối với hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nước về kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

- Do tác động khủng hoảng kinh tế thế giới, sự xuất hiện và bùng phát của các loại dịch bệnh nguy hiểm như Ebola, MERS-CoV,… đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu du lịch của các du khách, vô hình chung gây ảnh hưởng đến tổng thu từ

du lịch và hoạt động của các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch của Hà Nội. 2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Việc mở rộng địa giới hành chính cũng đã gây ra khó khăn, cản trở lớn cho công tác QLNN về kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội khi mà khối lượng các công việc cần giải quyết trên thực tế đã tăng lên rất nhiều lần nhưng yêu cầu đặt ra với tổ chức bộ máy QLNN là ngày càng phải tinh giản, gọn nhẹ. Điều này khiến cho hoạt động QLNN về kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong đợi.

- Cơ chế, chính sách, pháp luật chung liên quan đến phát triển kinh tế du lịch nói riêng có mặt chậm sửa đổi, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thiếu thông thoáng; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch 2005 còn chậm, chưa kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, QLNN trong lĩnh vực kinh tế du lịch liên quan đến nhiều ngành,

nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng sự kết hợp mang tính liên ngành, liên vùng trong lĩnh vực quản lý du lịch lại yếu, thiếu sự thống nhất trong tổ chức các hoạt động hỗ trợ cùng nhau phát triển giữa các tỉnh thành.

- Phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch chưa được xác định rõ ràng. Phương thức, trình tự thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các

cơ quan quản lý nhà nước liên quan, gây ra sự chồng chéo và phiền hà cho các doanh nghiệp.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho ngành kinh tế du lịch còn chắp vá, thiếu hệ thống. Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo nghề du lịch và các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trong phát triển nguồn nhân lực chưa chặt chẽ.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nơi được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng và là một trong những địa danh thu hút khách du lịch trong và ngoài nước lớn nhất Việt Nam. Trong những năm qua, ngành kinh tế du lịch đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao vị thế du lịch của thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, kinh tế du lịch Hà Nội vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế. Điều này đòi hỏi phải có sự quản lý, định hướng đúng đắn của Nhà nước trong công tác QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Việc đi sâu, phân tích thực trạng QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thủ đô trong giai đoạn 2011- 2015 trên một số nội dung tiêu biểu như: hệ thống chính sách, pháp luật; tổ chức bộ máy hành chính;… đã giúp cho Luận văn có một cái nhìn tổng thể về thực tế hoạt động QLNN đối với kinh tế du lịch trong giai đoạn nghiên cứu. Từ đó, chỉ ra được những mặt tích cực đã đạt được, những mặt hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó để làm cơ sở, tiền đề cho những nghiên cứu về các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được trình bày tại chương 3.

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế du lịch ở thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

3.1.1. Vị trí, tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch Hà Nội trên bản đồkinh tế du lịch Việt Nam và tổng thể nền kinh tế- xã hội của Thủ đô kinh tế du lịch Việt Nam và tổng thể nền kinh tế- xã hội của Thủ đô

Thủ đô Hà Nội là Trung tâm chính trị- hành chính, kinh tế, văn hoá xã hội của Việt Nam, cùng với những lợi thế có sẵn từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá, tôn giáo do lịch sử để lại, Hà Nội có một vị trí quan trọng và xứng đáng trong bản đồ du lịch quốc gia.

Trong những năm gần đây, Hà Nội ngày càng là điểm đến thu hút khách du lịch với nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa khá phong phú, đa dạng cùng hệ thống nhà hàng, khách sạn, resort do các tập đoàn hàng đầu trong và ngoài nước đầu tư. Ngành kinh tế du lịch Hà Nội phát triển khá nhanh cả về chất và lượng, có tiềm năng, triển vọng tiến xa, tiến mạnh hơn nữa. Cùng với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp du lịch, các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong các nhóm ngành dịch vụ, bao gồm các ngành kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch,... cũng đang ngày càng phát triển.

So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành kinh tế du lịch. Trong nội thành, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hoá với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống,... Tuy nhiên, nhiều thống kê, đánh giá

cho thấy Hà Nội chưa thực sự là một thành phố du lịch hấp dẫn. Với nhiều du khách quốc tế, thành phố chỉ là điểm trung chuyển trên hành trình khám phá Việt Nam của họ.

Du lịch Hà Nội thời gian qua có những sức bật mới, thể hiện cụ thể qua các chỉ tiêu đạt được năm sau cao hơn năm trước, lượng khách và doanh thu, thu nhập xã hội từ du lịch tăng liên tục và ổn định. Ngành kinh tế du lịch phát triển đã thu hút và tạo việc làm cho một số lượng lớn các lao động trực tiếp và gián tiếp vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ du lịch mỗi năm.

Vị thế kinh tế du lịch được đề cao trong tổng thể nền kinh tế- xã hội của Hà Nội và được các hiệp hội, tạp chí du lịch thế giới cũng như khu vực đánh giá cao. Để phát huy tiềm năng, lợi thế , đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại, Ban chỉ đạo phát triển du lịch Hà Nội đã chỉ đạo rà soát các khâu quy hoạch và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế- xã hội của các bộ, ngành và thành phố có liên quan đến phát triển kinh tế du lịch, Chú trọng tham mưu đề xuất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch như các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, các cơ sở lưu trú, khai thác du lịch làng nghề, du lịch văn hóa,... Giải quyết những vướng mắc về kinh tế du lịch, đồng thời đưa ra các chính sách liên kết vùng, liên kết ngành, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, xây dựng chuyên đề về du lịch nhằm huy động tối đa các nguồn lực và người dân tham gia phát triển kinh tế du lịch, xây dựng nhiều tuyến du lịch hấp dẫn để thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế.

3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế du lịch ở thủ đô Hà Nội đến năm2020, tầm nhìn đến năm 2030 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030 và Nghị Quyết số 06- NQ/TU của Thành Ủy Hà Nội ngày 26 tháng 06 năm 2016 về phát triển du lịch thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016- 2020 và những năm tiếp theo, quá trình phát triển kinh tế du lịch ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn tới đã được định hướng như sau:

- Mục tiêu phát triển kinh tế du lịch:

Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Thủ đô Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường, đưa Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực.

- Chỉ tiêu phát triển:

+ Phấn đấu đến năm 2020 , Hà Nội đón 30 triệu lượt khách, trong đó có 5,7 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trung bình từ 8- 10%/năm.

+ Tổng thu từ khách du lịch đến năm 2020 đạt 120.000 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân từ 15- 17%/năm.

+ Công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở lưu trú, khách sạn đạt 60- 65%.

+ Đào tạo, bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng kiến thức du lịch cho 100% nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ và cán bộ quản lý du lịch.

Để đạt được những mục tiêu, chỉ tiêu phát triển đó, thành phố cần giải quyết tốt các vấn đề:

Thứ nhất, về khuôn khổ pháp lý:

- Xây dựng chiến lược phát triển du lịch của Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, bao gồm: Định hướng phát triển, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu, xác định khâu đột phá nhằm khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế so sánh và thuận lợi là Thủ đô của cả nước, trung tâm lớn về văn

hóa, khoa học, giáo dục- đào tạo, kinh tế, đầu mối giao thông, giao thương, giao lưu quốc tế.

- Trên cơ sở chiến lược, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển và kế hoạch cho từng giai đoạn, các chương trình, đề án trọng điểm ưu tiên đầu tư. - Xây dựng cơ chế chính sách, thu hút nguồn lực đầu tư, xây dựng cơ

sở hạ tầng, phát triển sản phẩm du lịch.

- Xây dựng Đề án quản lý và phát triển thương hiệu du lịch Hà Nội theo hướng chuyên nghiệp, đồng bộ, có tính cạnh tranh toàn cầu, dài hạn và bền vững với sự tham gia của các chuyên gia, tổ chức trong nước và quốc tế.

Thứ hai, về sản phẩm dịch vụ du lịch: phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, gắn với xây dựng thương hiệu du lịch Hà Nội.

- Đa dạng hóa hoạt động du lịch để phát huy lợi thế so sánh: Hà Nội là nơi diễn ra các hoạt động chính trị, ngoại giao có uy tín với quốc tế, Trung tâm thương mại, Hội chợ quốc tế, Trung tâm thể thao, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch phố cổ, làng cổ, làng nghề, du lịch văn hóa lịch sử hồ Tây, hồ Gươm, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám và gắn với các hoạt động văn hóa thể thao, kinh tế chính trị khác được tổ chức tại thủ đô.

- Chủ động ban hành kế hoạch, dự án, đề án cụ thể xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch MICE (du lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện), làng nghề, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui

chơi giải trí, thể thao, mua sắm, ẩm thực, chữa bệnh,... bảo đảm các sản phẩm hoàn chỉnh, độc đáo, hấp dẫn, có tính chuyên nghiệp cao theo hướng phát triển kinh tế du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, du lịch xanh.

- Tập trung tạo dựng sản phẩm hoàn chỉnh và đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú ở Hà Nội như: khu vực trung tâm chính trị Ba Đình, khu vực xung quanh Hồ Tây,... Khuyến khích các quận,

huyện, thị xã đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, danh lam thắng cảnh nổi trội của địa phương.

Thứ ba, về công tác triển khai:

- Tăng cường phối hợp các địa phương trong cả nước nhất là trong quy hoạch đầu tư xây dựng khai thác hiệu quả hạ tầng sản phẩm du lịch, nối tour và nâng cao chất lượng phục vụ.

- Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của Trung ương.

- Xây dựng chương trình công tác giữa Tổng cục Du lịch và Sở Du lịch thành phố Hà Nội; Tổ chức giao ban 6 tháng một lần giữa Bộ VHTTDL và cơ quan quản lý du lịch của thành phố Hà Nội để chỉ đạo chương trình phát triển kinh tế du lịch thành phố Hà Nội. Năm 2013, là năm bắt đầu triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng

đến năm 2030 và năm 2016 là năm bắt đầu giai đoạn phát triển du lịch tiếp theo từ 2016 đến 2020 đã đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ và thành công của ngành kinh tế du lịch Hà Nội góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô.

- Phát triển kinh tế du lịch Hà Nội phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ với việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố, nhằm đạt tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế xã hội cao.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng làm du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, thủ tục cấp visa,...

Thứ tư, về nguồn nhân lực du lịch:

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ quản lý du lịch, xây dựng hình ảnh, thương hiệu gắn với xúc tiến quảng bá du lịch vào các thị trường tiềm năng, xây dựng tour, sản phẩm du lịch đặc trưng, kết nối tour, nối

tuyến, đảm bảo có hình ảnh đẹp, ấn tượng trong du khách khi đến tham quan Hà Nội, liên kết du lịch với các điểm đến của các tỉnh, thành trong cả nước: - Hỗ trợ, đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức, viên chức ngành kinh tế du lịch; đội ngũ lãnh đạo quản trị các doanh nghiệp du lịch; cộng đồng tham gia hoạt động kinh doanh du lịch,...

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trong những năm qua, kinh tế du lịch Hà Nội đã có những bước phát triển quan trọng. Một loạt các hoạt động QLNN trong lĩnh vực này như kích cầu du lịch, liên kết với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các chương trình, sự kiện quảng bá,… đều đã góp phần đưa Hà Nội trở thành điểm đến mới hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, để tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)