7. Kết cấu của luận văn
2.3.8. Quản lý nguồn nhân lực du lịc hở thủ đô Hà Nội
Nguồn nhân lực du lịch là nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm du lịch, quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch. Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành kinh tế du lịch trên thị trường khu vực và quốc tế thì đồng thời với việc thực hiện đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Nhà nước cần tăng cường tổ chức quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch Hà Nội.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, chuyên viên công tác tại các cấp, các ngành liên quan đến công tác QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội đã từng bước được cải thiện và nâng cao về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và năng lực quản lý. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ trong hệ thống các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch đã được quan tâm thực hiện một cách đầy đủ với những kế hoạch cụ thể, rõ ràng với mong muốn đạt được kết quả trong thực tế. Quy mô tuyển dụng ngày càng lớn, chương trình được cải tiến cả về nội dung và phương pháp, gắn đào tạo người quản lý với chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ.
Hàng năm, Sở Du lịch thành phố Hà Nội luôn có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn công tác QLNN về kinh tế du lịch cho lãnh đạo, chuyên viên, cho các phòng quản lý hoạt động du lịch ở cấp thành phố và cấp quận, huyện. Ngoài ra, Sở cũng tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý chuyên ngành cho đội ngũ giám đốc, quản lý của các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tiến hành, tổ chức các hội nghị để tìm ra được giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động toàn ngành kinh tế du lịch ở Hà Nội.
Mặc dù, trong thực tế, Sở Du lịch thành phố Hà Nội luôn đều đặn tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực du lịch, tuy nhiên do số lượng lao động toàn ngành kinh tế du lịch ở Hà Nội lớn, nên các lớp đào tạo này chưa được diễn ra định kỳ, thường xuyên, hầu như mỗi năm chỉ tổ chức 1- 2 lớp tiêu biểu trên toàn địa bàn thành phố. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho cán bộ, công chức và đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch chưa đáp ứng được mục tiêu là nâng cao chất lượng nguồn lao động, chưa theo kịp yêu cầu mới, đặc biệt là đối với
những cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ hoặc các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch xếp hạng thấp hoặc không đăng ký với Sở. Mặt khác, số lượng lạo động ngắn hạn làm việc trong ngành du lịch ngày càng nhiều cũng khiến cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ không thực sự phát huy tác dụng, kết quả như mong muốn ban đầu.
Một số trường học, cơ sở đào tạo dù đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị nhưng vẫn thiếu, không đồng bộ, nhất là ở các cơ sở mới tham gia đào tạo du lịch. Đội ngũ giáo viên, giảng viên được đào tạo về du lịch hạn chế về số lượng, chất lượng, thiếu giáo viên trình độ cao về chuyên môn và ngoại ngữ. Phương pháp đào tạo chưa được đổi mới, nặng về lý thuyết, thiếu tính thực nghiệm và sức sống thực tế. Công tác tuyên truyền, tập huấn, trang bị kiến thức cho người làng nghề về cách marketting sản phẩm, thái độ đón tiếp khách du lịch, việc đầu tư xây dựng hạ tầng các làng nghề cũng chưa được quan tâm đúng mức,... Tất cả đã khiến cho chất lượng nguồn nhân lực