7. Kết cấu của luận văn
3.2.6. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch
Hoạt động kinh doanh du lịch cũng như mọi hoạt động kinh tế khác đều phải tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật, chịu trách nhiệm trước phát luật và được pháp luật đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp bằng sức mạnh quyền lực của Nhà nước.
Việc tăng cường QLNN đối với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch có tác dụng tạo lập môi trường pháp lý bình đẳng và an toàn trong quá trình kinh doanh, đồng thời giúp cơ quan có thẩm quyền kiểm soát được tình hình kinh doanh du lịch, kiểm soát việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch đối với nhà nước và cộng đồng xã hội như đóng các loại thuế, phí, các hoạt động tuyên truyền, từ thiện, nhân đạo,… Muốn tăng cường công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi Hà Nội phải có những giải pháp cụ thể, có tác dụng trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch (kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch,...). Có thể đưa đến một số giải pháp như:
- Tạo cơ chế cho mọi tổ chức và cá nhân trong mọi thành phần kinh tế có cơ hội ngang nhau trong đầu tư và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch thông qua nhiều hình thức như: thành lập doanh nghiệp, liên doanh liên kết, góp vốn đầu tư hoặc tiến hành một số công việc cụ thể.
- Xây dựng quy chế quản lý hệ thống các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch một cách cụ thể, chặt chẽ với các nội dung:
+ Thống kê toàn bộ số lượng các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội, phân loại và đánh giá sơ lược được chất lượng của từng loại hình để từ đó có hướng quản lý thích hợp.
+ Kiện toàn và củng cố, tiến tới xây dựng các mô hình hệ thống doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch thích hợp tại các điểm, khu du lịch mới phát triển, được định hướng phát triển trong tương lai như các trục phát triển, đô thị vệ tinh, các làng nghề truyền thống, các khu du lịch sinh thái,…
- Hỗ trợ về vốn và mức thuế ưu đãi: Thành phố Hà Nội nên có chính sách vốn vay ưu đãi ở mức trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp mới được thành lập. Có sự ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp thời gian đầu hoạt động, nên xác định những dịch vụ nào được coi là xuất khẩu tại chỗ, để có một chính sách thuế ưu đãi phù hợp, giống như các mặt hàng xuất khẩu thông thường khác.
- Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư du lịch, trong đó ưu tiên hỗ trợ tạo dựng các doanh nghiệp chủ lực; doanh nghiệp đầu tư vận chuyển du lịch quốc tế và đầu tư phương tiện thân thiện môi trường (xe điện, cáp treo, tàu thủy,...) tại các điểm du lịch được thành phố ưu tiên thu hút trong khu vực nội đô và các khu, điểm du lịch.
- Hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính; thủ tục cấp visa; liên kết, tạo dựng sản phẩm hoàn chỉnh, dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng; kết nối tour, tuyến quốc tế với Hà Nội, các tỉnh, thành phố
trong cả nước.
- Giữ vững và tăng cường chất lượng của công tác thẩm định, tái thẩm định, cấp xếp hạng thẩm định cho các cơ sở lưu trú du lịch; công tác đăng ký giấy phép kinh doanh lữ hành, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Tiến hành công bố rõ ràng danh sách những doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch dưới sự quản lý của nhà nước nhưng chưa nộp hồ sơ đăng ký thẩm định đánh giá, đăng ký giấy phép kinh doanh và những doanh
nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch cố tình quảng cáo sai, có hành vi gian lận trong hoạt động kinh doanh du lịch.
- Minh bạch trong xếp hạng, đảm bảo công bằng, giữ gìn hình ảnh trong sạch cho hệ thống cơ sử lưu trú du lịch ở Hà Nội. Trong công tác thẩm
định, tái thẩm định xếp hạng, đánh giá chất lượng cơ sở lưu trú du lịch cần phải công bố công khai danh sách các cơ sở lưu trú du lịch chính thức được xếp hạng lên website của Tổng Cục Du lịch, Sở Du lịch thành phố Hà Nội và của UBND các quận, huyện.
- Quản lý nghiêm chất lượng của các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặc biệt là các cơ sở lưu trú du lịch hạng thấp cấp và những cơ sở không đủ tiêu chuẩn để xếp hạng thẩm định trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đa dạng hóa các phương tiện vận chuyển khách du lịch, để rút ngắn thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi của du khách, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường du lịch, cần phát triển nhanh đa dạng hệ thống
giao thông và phương tiện vận chuyển. Mở thêm các đường bay quốc tế từ Hà Nội tới các thành phố lớn trong nước và trên thế giới để thu hút khách du lịch có khả năng thanh toán cao. Tổ chức khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc, Nga bằng đường sắt liên vận, bằng đường bộ.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch tích cực quan hệ rộng rãi với các hãng lữ hành nổi tiếng, tổ chức các chuyến du lịch làm quen cho các chủ hãng du lịch, nhà báo, phóng viên, các nhân vật nổi tiếng vào thăm tìm hiểu, làm quen với sản phẩm du lịch của Hà Nội. Đây
là lực lượng quan trọng giúp chúng ta khuếch trương, quảng bá các sản phẩm du lịch ra nước ngoài một cách hữu hiệu nhất, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, hội thảo, các tổ chức quốc tế về khu vực cũng như mở văn phòng đại diện ở nước ngoài.