Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 50 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.4. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Hà Nội là nơi hội tụ của các làng nghề thủ công truyền thống. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Hà Nội hiện có 1.350

làng nghề, trong đó có 250 làng nghề truyền thống, với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc, Chuyên Mỹ, Quất Động, Phú Vinh, Vân Hà,... Làng nghề Hà Nội chiếm 47/52 làng nghề của toàn quốc. Ngày nay, việc tham quan để tìm hiểu nét đặc trưng trong quy trình sản xuất, mua hàng lưu niệm và tìm hiểu thị trường tại các làng nghề luôn là những hoạt động được khách du lịch ưa thích.

Văn hóa ẩm thực là một trong những sản phẩm du lịch hết sức độc đáo của Hà Nội. Người Hà Nội có cách ăn riêng, cách ăn không chỉ có nghĩa vật chất mà còn hàm chứa cả ý nghĩa tinh thần, mang tính văn hóa cao độ. Món ăn Hà Nội rất phong phú và hấp đẵn. Nhiều món ăn dân dã nhưng rất đặc sắc và cầu kỳ trong chế biến như các loại bún (bún ốc, bún riêu cua,...), bánh cuốn Thanh Trì, chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây,... Phố văn hoa ẩm thực ở Thủ đô ra đời đã đáp ứng nhu cầu thưởng thức "ẩm thực" của du khách trong nước và nhất là khách quốc tế.

Ngoài ra, một tài nguyên nhân văn khác mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc là ca múa nhạc dân tộc như ca múa nhạc cung đình, ca múa nhạc dân gian (ngâm thơ, hát ru, hát ví, cò lả, trống quán). Đáng chú ý là hát ả đào, hát chầu văn, hát quan họ, chèo, tuồng, múa rối nước đều là những di sản văn hóa đã được công nhận, một nét đẹp trong văn hóa tinh thần của người Việt cần được khai thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)