7. Kết cấu luận văn
1.2.1.2. Lý thuyết hai nhóm yếu tố của Herzberg (1959)
Thuyết hai nhóm yếu tố được đưa ra bởi nhà tâm lý học người Mỹ Frederick Herzberg vào năm 1959. Thuyết được xây dựng chủ yếu dựa trên các kết quả phỏng vấn sâu gần 4000 người với hai câu hỏi: “Khi nào bạn thấy hoàn toàn thích công việc đang đảm nhận?”, “Khi nào bạn thấy hoàn toàn thất vọng về công việc của bản thân?”. (1) Nhóm các yếu tố liên quan đến sự thỏa mãn đối với công việc được gọi là yếu tố động viên; (2) Nhóm các yếu tối liên quan đến bất mãn được gọi là các yếu tố duy trì.
Các yếu tố động viên:
Đây là những yếu tố thuộc về công việc và về nhu cầu bản thân của người lao động. Khi các nhu cầu này được thỏa mãn thì sẽ tạo nên động lực và sự thỏa mãn trong công việc.
- Các yếu tố duy trì:
Các yếu tố này liên quan tới các điều kiện bên ngoài, tức là môi trường làm việc của người lao động. Nếu những nhân tố duy trì đúng đắn thì sẽ không gây ra sự bất mãn, nhưng cũng không động viên được nhân viên. Nhưng nếu không đúng đắn thì sẽ dẫn đến bất mãn và có ảnh hưởng tiêu cực đến động lực làm việc của người lao động.
Nhìn chung, phát hiện của Herzberg có nhiều sự tương đồng với phát hiện của Maslow. Maslow đề cập đến các nhu cầu tự nhiên của con người trong cuộc sống nói chung còn Herzberg tìm hiểu về những nhu cầu của con người trong công việc. Phát hiện của Herzberg đã giúp cho các nhà quản lý có những quyết định dễ dàng hơn trong công việc của mình. Tuy nhiên, lý thuyết hai yếu tố của Herzberg có hạn chế nhất định khi các yếu tố được đưa ra không mang tính quy luật, phụ thuộc vào từng tình huống và bối cảnh nghiên cứu. Vì vậy, các nhà quản lý cần tiến hành các bước khảo sát tại tổ chức của mình để từ đó xác định
các yếu tố có ảnh hưởng thực sự, từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp trong việc tạo động lực làm việc cho người lao động tại tổ chức [15].