Lý thuyết thúc đẩy theo kỳ vọng của Vroom (1964)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc của viên chức và người lao động tại sở khoa học và công nghệ bình định (Trang 26 - 27)

7. Kết cấu luận văn

1.2.1.3. Lý thuyết thúc đẩy theo kỳ vọng của Vroom (1964)

Lý thuyết kỳ vọng được đề xuất bởi Vroom vào năm 1964, sau đó được sửa đổi bởi Porter và Lawler (1968, 1981). Khác với Maslow và Herzberg, Vroom không tập trung nhiều vào nhu cầu, mà chủ yếu tập trung vào kết quả. Nếu Maslow và Herzberg nghiên cứu dựa trên mối quan hệ giữa nhu cầu nội tại và nỗ lực tạo ra kết quả nhằm thoả mãn nhu cầu nội tại đó thì Vroom lại tách biệt giữa nỗ lực (phát sinh từ động lực), hành động và hiệu quả. Theo Vroom, hành vi và động cơ làm việc của con người không nhất thiết được quyết định bởi hiện tại mà nó được quyết định bởi nhận thức của con người về những kỳ vọng của họ trong tương lai.

Lý thuyết này dựa trên mối quan hệ giữa nỗ lực của cá nhân - kết quả công việc - thù lao hoặc thành tích mong đợi. Cụ thể:

- Mối quan hệ giữa nỗ lực cá nhân - kết quả công việc: mối quan hệ này cho thấy khi cá nhân nỗ lực trong công việc sẽ đạt được kết quả công việc cao.

- Mối quan hệ giữa kết quả công việc - thù lao hoặc thành tích mong đợi: nếu người lao động tin tưởng rằng sự thành công trong công việc mà họ đạt được sẽ mang đến một lợi ích mong đợi nào đó thì họ sẽ có động lực để làm việc tốt hơn. Nếu sự mong đợi và hy vọng đạt được thù lao hoặc thành tích càng lớn, người lao động càng có động lực cao để thực hiện công việc và ngược lại.

Lợi ích mong đợi này có thể là các khoản lợi tức, tiền lương tăng thêm, cơ hội thăng tiến hoặc bất kỳ một phần thưởng nào thỏa mãn mục tiêu cá nhân của người lao động.

Dựa trên lý thuyết thúc đẩy theo kỳ vọng của Vroom, việc tạo động lực cho người lao động phải xuất phát từ tạo niềm tin cho người lao động về kết quả, những lợi ích mong đợi mà họ sẽ đạt được nếu nỗ lực làm việc. Muốn

vậy, trước hết phải tạo được sự thoả mãn của người lao động với điều kiện môi trường làm việc hiện tại, với sự hỗ trợ của cấp trên, của đồng nghiệp, thưởng phạt công bằng, từ đó, khiến họ tin tưởng hơn vào nỗ lực của mình sẽ dẫn đến kết quả và phần thưởng như kỳ vọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc của viên chức và người lao động tại sở khoa học và công nghệ bình định (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)