7. Kết cấu luận văn
3.3. Tóm tắt chương 3
Chương 3 của luận văn là kết quả nghiên cứu quan trọng sau khi làm rõ lý luận và nghiên cứu thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho viên chức và người lao động tại Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định ở chương 1 và chương 2. Dựa trên những mặt hạn chế còn tồn tại trong công tác tạo động lực làm việc cho viên chức và người lao động và định hướng hoạt động, tác giả đã đề xuất một số giải pháp trọng tâm nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho viên chức và người lao động tại Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định trong thời gian tới. Trong đó, tập trung vào 6 nhóm giải pháp liên quan đến việc xác định nhu cầu làm việc của từng viên chức, người lao động làm căn cứ xây dựng các biện pháp tạo động lực phù hợp; đánh giá kết quả tạo động lực cho viên chức và người lao động tại Sở, từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp khắc phục; đa dạng hóa các các loại hình dịch vụ KH&CN nhằm gia tăng thu nhập ngoài lương của viên chức và người lao động; tăng cường áp dụng đồng bộ hệ thống chỉ số đánh giá năng lực nhân sự KPI cho từng viên chức và người lao động; định kỳ rà soát đánh giá lại năng lực của từng viên chức và người lao động để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo lại; xây dựng và thực hiện chính sách đề bạt, thăng tiến mang tính công bằng và chính sách khen thưởng có tác dụng khuyến khích cao.
KẾT LUẬN
Tạo động lực lao động là một đòi hỏi tất yếu trong xu hướng hiện nay bởi nó tác động trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực, từ đó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Việc tạo động lực lao động được thực hiện tốt không chỉ giúp cho người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn giúp cho họ phát huy mọi nỗ lực, gia tăng sự khao khát khẳng định năng lực bản thân, từ đó đạt được mục tiêu cá nhân và mục tiêu của tổ chức. Để tạo động lực cho người lao động, tổ chức cần vận dụng một hệ thống các chính sách, các biện pháp, cách thức quản lý nhằm thúc đẩy sự hài lòng của từng người lao động.
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng tạo động lực cho viên chức và người lao động tại Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định đã góp phần khẳng định việc tạo động lực cho lao động là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự tại Sở. Trên cơ sở xác định những hạn chế còn tồn tại, tác giả đã đề xuất 6 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho viên chức và người lao động tại Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định, từ đó khuyến khích viên chức và người lao động tại Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định làm việc hiệu quả hơn.
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ với những hạn chế về thời gian và nguồn lực nên không thể tránh được những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, những nhà chuyên môn cùng các bạn đồng nghiệp để chỉnh sửa luận văn hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
[1] An Quang Thắng (2018), Tạo động lực cho lao động tại công ty Cổ Phần sản xuất Ô Việt, Luận án tiến sỹ, Học Viện Khoa Học Xã Hội, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
[2] Bùi Anh Tuấn (2009), Hành vi tổ chức, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
[3] Bùi Thị Minh Thu và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất ở Tổng công ty Lắp Máy Việt Nam (Lilama)”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 35, 66-78.
[4] Hoàng Thị Hồng Lộc và Nguyễn Quốc Nghi (2014), “Xây dựng khung lý thuyết về động lực làm việc ở khu vực công tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 32, 97-105.
[5] Nguyễn Minh Song (2018), Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của công nhân viên tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hòa Hiệp, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Nha Trang.
[6] Nguyễn Văn Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2012), Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
[7] Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011), “Thang đo động viên nhân viên”, Tạp chí Phát triển Kinh tế số, 244, 1-11.
[8] Trần Thị Thu (2011), Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
[9] Trần Thị Thu Thuỷ (2014), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tạo động lực làm việc của công chức tại UBND thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế. [10] Trần Văn Huynh (2016), Yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của
công chức tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định,
[11] Vũ Thị Uyên (2007), Phân tích về thực trạng động lực và tạo động lực cho lao động quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội,
Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Tài liệu tiếng nước ngoài
[12] Adam (1963), Equity Theory;
http://www.businessballs.com/adamsequitytheory.htm
[13] Bartol, K.M & Martin, D.C (1998) Management, 3rd ed, Mc Graw – Hill, New York, N.Y.
[14] Chitiris, L. (1990), "Who are the Work-motivated Managers in the Hotel Industry - An Exploratory Study", International Journal of Hospitality Management, 9, 293-304.
[15] Herzberg, F., Mausner, B., Snyderman, B. (1959), The Motivation to Work, Willey, New York
[16] Kovach, K.A. (1995), “Employee motivation: addressing a crucial factor in your organization’s performance”, Employment Relations Today, 22 (2), 93-107.
[17] Maslow, A.H. (1943), “A theory of human motivation”, Psychological Review, 50, 370- 396.
[18] Mitchell, T.R (1982), “Motivation: new direction for theory, research anh practices”, Academy of management Review, 7(80-8).
[19] Simons and Enz (Cornell, 1995), Employee Motivation, United States of America.
[20] Vroom, V. H. (1964). Work and motivation. New York: Wiley. U.S. Department of Labor. Employment Standards Administration, Wage and Hours Division. Retrieved February 2005, from http://www.dol.gov/esa/programs/whd/state/tipped.htm.
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT
Kính chào quý anh/chị!
Tôi là học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Quy Nhơn. Hiện tôi đang thực hiện đề tài luận văn: “Tạo động lực làm việc cho viên chức và người lao động tại Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định”. Phiếu khảo sát này được thực hiện nhằm hướng tới việc đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho viên chức và người lao động tại Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định. Kính mong quý anh/chị dành chút ít thời gian để trả lời một số câu hỏi dưới đây. Mọi thông tin các anh/chị cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn.
Xin anh/chịcho biết một số thông tin sau: I. THÔNG TIN CÁ NHÂN:
Anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau đây. Đối với các hỏi này lựa chọn, xin anh/chị vui lòng đánh dấu “X” vào câu trả lời phù hợp nhất.
1. Giới tính: Nam Nữ
2. Anh/chị thuộc nhóm tuổi nào dưới đây:
Từ 30 trở xuống Từ 31 đến 40 Từ 41 đến 50 Từ 51 đến 60 Trên 60 tuổi
3. Vị trí công tác hiện nay của anh/chị:
Người lao động Viên chức 4. Trình độ học vấn cao nhất của anh/chị là:
Sau đại học Đại học Cao đẳng
5. Thâm niên công tác của anh/chị tại Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định:
Dưới 5 năm Từ 5 đến dưới 10 năm
Từ 10 đến dưới 15 năm Từ 15 đến dưới 20 năm Từ 20 năm trở lên
6. Mức thu nhập hàng tháng của anh/chị hiện nay là:
Dưới 3 triệu Từ 3 đến dưới 5 triệu
Từ 5 đến dưới 10 triệu Từ 10 đến dưới 15 triệu Từ 15 đến dưới 20 triệu Từ 20 triệu trở lên
II. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÌNH ĐỊNH
Anh /chị hãy cho biết ý kiến của anh/chị về các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho viên chức và người lao động tại Sở Khoa học và Công nghệ trong bảng sau.
Anh/chị cho ý kiến bằng cách đánh dấu “X” vào lựa chọn mà anh/chị cho là phù hợp nhất, theo thang điểm từ 1 đến 5 với: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Không có ý kiến; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý.
STT Yếu tố ảnh hưởng (1) (2) (3) (4) (5)
I. Lương, thưởng và phúc lợi 1
Sở chi trả tiền lương và các khoản phụ cấp cho viên chức và người lao động đúng quy định của pháp luật.
2 Sở chi trả tiền lương tương xứng với năng lực làm việc của viên chức và người lao động. 3 Sở chi trả tiền lương, phụ cấp, công tác phí
đúng thời hạn. 4
Các khoản thu nhập khác ngoài lương như dự án, thưởng, làm ngoài giờ ….chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của viên chức và người lao động.
5 Thu nhập của viên chức và người lao động nhận được đủ đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống. 6 Chính sách tiền lương của Sở công bằng,
hợp lý giữa các viên chức, người lao động.
II. Môi trường và điều kiện làm việc
1
Chức năng, nhiệm vụ trong công việc giữa các viên chức, người lao động được Sở xác định rõ ràng, không chồng chéo nhau.
2
Viên chức và người lao động được cung cấp đầy đủ các phương tiện, máy móc và thiết bị phục vụ cho công việc.
3 Thời gian làm việc quy định của viên chức và người lao động được bố trí hợp lý.
4 Sở luôn đảm bảo tốt các điều kiện an toàn, bảo hộ lao động cho viên chức và người lao động. 5
Môi trường làm việc của viên chức và người lao động được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát.
6 Không khí làm việc tại Sở luôn thoải mái, vui vẻ.
7
Sở có tổ chức các phong trào thi đua, đoàn thể, các phong trào thể thao, văn nghệ, tham quan dã ngoại... phù hợp.
8
Lãnh đạo và cán bộ quản lý luôn có tác phong lịch sự, nhã nhặn với viên chức và người lao động.
9
Lãnh đạo và cán bộ quản lý thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất, tin thần của viên chức và người lao động.
10
Lãnh đạo và cán bộ quản lý luôn tôn trọng và biết lắng nghe ý kiến của viên chức và người lao động.
11 Lãnh đạo và cán bộ quản lý luôn đối xử công bằng giữa các viên chức, người lao động. 12 Các viên chức và người lao động luôn phối
hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.
13 Các viên chức và người lao động luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho nhau.
14 Viên chức và người lao động có thái độ rất thân thiện với nhau.
III. Đặc điểm công việc
1 Công việc được bố trí phù hợp với chuyên môn được đào tạo của viên chức và người lao động.
2
Công việc phân công cho viên chức và người lao động phù hợp với sở trường và năng lực của từng cá nhân.
3 Công việc phân công cho viên chức và người lao động được mô tả rõ ràng.
4
Công việc phân công có nhiều thách thức, tạo cơ hội để viên chức và người lao động phát triển bản thân.
5 Công việc phân công không tạo nhiều áp lực cho viên chức và người lao động
6
Công việc phân công luôn đảm bảo cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc cho viên chức và người lao động.
IV. Đánh giá hiệu quả công việc
1
Việc đánh giá xếp loại viên chức và người lao động luôn đảm bảo công khai, dân chủ và công bằng.
2 Việc đánh giá xếp loại viên chức và người lao động có tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể.
3 Thời gian đánh giá xếp loại viên chức và người lao động hợp lý.
4 Kết quả đánh giá công việc được công bố công khai rộng rãi.
5
Kết quả đánh giá giúp cho viên chức và người lao động thấy rõ năng lực bản thân trong việc thực hiện công việc.
6
Kết quả đánh giá khuyến khích viên chức và người lao động phát triển nghề nghiệp chuyên sâu hơn.
V. Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
1 Lãnh đạo Sở luôn tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực.
2 Các tiêu chí đề bạt, thăng tiến được công bố rõ ràng, hợp lý.
3 Chính sách đề bạt, thăng tiến được thực hiện công bằng.
VI. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1 Sở luôn thực hiện các khóa huấn luyện và đào tạo theo yêu cầu của công việc.
2 Chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu công việc của viên chức và người lao động. 3 Thời gian, địa điểm và phương pháp đào tạo
phù hợp với viên chức và người lao động. 4
Cơ sở vật chất hỗ trợ cho công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu của viên chức và người lao động.
5
Công tác đào tạo đã giúp cho viên chức và người lao động hiểu rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình hơn.
6
Chương trình đào tạo đã giúp cho viên chức và người lao động có điều kiện phát triển nghề nghiệp chuyên môn hơn.
7 Hoạt động đào tạo đã giúp cho cho viên chức và người lao động gắn kết với tổ chức hơn.
VII. Khen thưởng và động viên
1 Tiêu chí khen thưởng rõ ràng, hợp lý.
2 Công tác khen thưởng được thực hiện kịp thời.
3 Chính sách khen thưởng có tác dụng khuyến khích cao.
4
Viên chức và người lao động thường xuyên nhận được sự khích lệ, động viên trong công việc từ lãnh đạo cơ quan.
III. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁCTẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÌNH ĐỊNH
Anh /chị hãy cho biết ý kiến của anh/chị về công tác tạo động lực làm việc cho viên chức và người lao động tại Sở Khoa học và Công nghệ Bình địnhbằng cách lựa chọn, đánh dấu “X”, theo thang điểm từ 1 đến 5 với: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Không có ý kiến; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý.
STT Nhận định (1) (2) (3) (4) (5)
1 Viên chức và người lao động đánh giá cao công tác tạo động lực làm việc tại Sở. 2 Viên chức và người lao động hài lòng
với công việc được phân công.
3 Viên chức và người lao động cảm thấy hãnh diện, tự hào khi được làm việc tại Sở. 4 Viên chức và người lao động muốn gắn
bó, làm việc lâu dài tại Sở.
Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của quý anh/chị. Kính chúc quý anh/chị sức khỏe và thành đạt!