Các yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc của viên chức và người lao động tại sở khoa học và công nghệ bình định (Trang 42 - 44)

7. Kết cấu luận văn

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực lao động

Trên cơ sở tổng quan về mặt lý thuyết và thực nghiệm cho thấy việc xác định các yếu tố ảnh hưởng tới động lực lao động còn nhiều tranh cải và tùy thuộc vào từng tình huống, hoàn cảnh của mỗi tổ chức. Trong các lý thuyết giải thích về tạo động lực, mặc dù vẫn còn tồn tại hạn chế nhất định, lý thuyết hai nhóm yếu tố của Herzberg (1959) có nhiều ưu điểm vượt trội khi tính giải thích các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực lao động mang tính toàn diện hơn. Theo Herzberg, yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực lao động bao gồm 2 nhóm yếu tố:

- Nhóm yếu tố thúc đẩy: là các yếu tố thuộc bên trong công việc, tạo nên sự thỏa mãn, bao gồm: Bản chất bên trong công việc; Sự thăng tiến; Sự thừa nhận thành tích; Trách nhiệm lao động. Đặc điểm của nhóm này là nếu không được thỏa mãn thì dẫn đến bất mãn, nếu được thỏa mãn thì sẽ có tác dụng tạo động lực.

- Nhóm yếu tố duy trì: là các yếu tố thuộc về môi trường làm việc của người lao động, bao gồm: Chính sách và cách quản trị của công ty; Công tác giám sát; Các điều kiện làm việc; Quan hệ với đồng nghiệp; Tiền lương; An toàn nghề nghiệp; Cuộc sống cá nhân. Các yếu tố này khi được tổ chức tốt sẽ có tác dụng ngăn ngừa sự không thỏa mãn đối với công việc của người lao động.

Từ cơ sở tổng quan các lý thuyết tạo động lực và các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng động lực làm việc của người lao động tại Việt Nam, tác giả quyết định lựa chọn mô hình của Herzberg làm mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc vì các lý do: (1) mô hình của Herzberg chú trọng nghiên cứu về động lực làm việc của nhân viên trong tổ chức; (2) đã có nhiều tác giả lựa chọn sử dụng mô hình lý thuyết này khi nghiên cứu động lực làm việc đối với trường hợp công chức, viên chức và người lao động tại các đơn vị công (xem Trần Thị Thu Thuỷ, 2014; Trần Văn Huynh, 2016); (3) việc phân thành 02 nhóm yếu tố duy trì và thúc đẩy đối với động lực làm việc trong mô hình của Herzberg sẽ giúp cho người làm công tác nhân sự thấy được rõ ràng có nhân tố nào mới có tính thúc đẩy, còn những nhân tố nào chỉ là để không bất mãn. Theo đó, các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của viên chức và người lao động bao gồm: (1) Lương, thưởng và phúc lợi xã hội; (2) Môi trường và điều kiện làm việc; (3) Đặc điểm công việc; (4) Đánh giá hiệu quả công việc; (5) Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp; (6) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; (7) khen thưởng và động viên. Trong đó, (1) Lương, thưởng và phúc lợi xã hội, (2) Môi trường và điều kiện làm việc thuộc nhóm yếu tố duy trì; (3) Đặc điểm công việc, (4) Đánh giá hiệu quả công việc, (5) Cơ hội

thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, (6) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, (7) khen thưởng và động viên thuộc nhóm yếu tố thúc đẩy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc của viên chức và người lao động tại sở khoa học và công nghệ bình định (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)