Lý thuyết thúc đẩy của McClelland (1968)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc của viên chức và người lao động tại sở khoa học và công nghệ bình định (Trang 28 - 29)

7. Kết cấu luận văn

1.2.1.6. Lý thuyết thúc đẩy của McClelland (1968)

Lý thuyết thúc đẩy của mình, McClelland cho rằng con người có 3 nhu cầu cơ bản: nhu cầu về thành đạt, nhu cầu về quyền lực và nhu cầu về liên minh.

- Nhu cầu về thành đạt: Người có nhu cầu về thành đạt cao là người luôn theo đuổi việc giải quyết công việc tốt hơn. Họ thích các công việc mang tính thách thức, khó khăn. Những người có nhu cầu thành đạt cao thường cho rằng thành công hay thất bại của họ là do kết quả của những hành động của họ. Đối với tiếp người này, việc động viên tốt sẽ giúp học làm việc tốt hơn.

Người có nhu cầu thành đạt cao là người có: + Có trách nhiệm cá nhân.

+ Nhu cầu cao về sự phản hồi cụ thể, ngay lập tức. + Nhanh chóng, sớm làm chủ công việc.

- Nhu cầu về quyền lực: Là nhu cầu muốn kiểm soát và ảnh hưởng tới người khác.

- Nhu cầu về liên minh: Là nhu cầu muốn được làm việc với người khác. Người có nhu cầu liên minh cao là người cho rằng việc kết hợp với người khác sẽ khếch đại lợi thế ở nhiều người nên cơ hội thành công sẽ cao hơn.

Trên thực tế, người có nhu cầu về thành đạt cao sẽ thành công. Tuy nhiên, người có nhu cầu thành đạt cao rất khó trở thành một nhà quản lý tốt, bởi lẽ, họ chỉ quan tâm đến thành tích cá nhân mình, ít có xu hướng san sẻ. Ngược lại, người các nhu cầu về quyền lực và liên minh sẽ thành công trong công tác quản lý. Do đó, theo McClelland, nên động viên người lao động tham gia vào các hoạt động của tổ chức, nhằm tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, tranh thủ sự động viên, hỗ trợ của đồng nghiệp để thực hiện công việc khó khăn vì nhờ có sự tham gia của nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Theo McClelland, những người thành đạt trong xã hội thường là những người có nhu cầu cao về thành tích, nhu cầu khá cao về quyền lực, và nhu cầu liên kết ở mức độ tương đối. Vì vậy, các nhà quản lý cần nắm được đặc điểm này để biết tạo điều kiện, phát triển nhân viên cũng như giúp họ thăng tiến khi có cơ hội [5].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc của viên chức và người lao động tại sở khoa học và công nghệ bình định (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)