-Làm bài Luyện tập số 2 và 3 vào vở. - Chuẩn bị bài mới: “Sài Gòn tôi yêu”.
Ngày soạn: /12/09 Ngày dạy: /12/09 Tuần 16 Tiết 64 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM SÀI GÒN TÔI YÊU I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Sài Gòn.
Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:
Nêu tóm tắt giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật bài tuỳ bút “Mùa xuân của tôi”.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: GV dựa vào tài liệu
tham khảo SGV tr. 193 để giới thiệu tác giả, xuất xứ tác phẩm).
HĐ2: Đọc – tìm hiểu văn
bản.
GV đọc mẫu bài tuỳ bút giàu chất trữ tình. Hướng dẫn HS đọc truyền cảm và chú ý những từ địa phương. Gọi 2 HS đọc lại
Kiểm tra việc đọc chú thích của HS
-Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào? Dựa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác gả, hãy tìm bố cục của bài văn.
-Nêu nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu SG qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả ở phần đầu bài.
-Tình cảm của tác giả với Sài Gòn đã được thể hiện như thế nào?
Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả?
-Nét đặc trưng nổi bật trong phong cách của người SG là gì?
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
(Xem SGK tr. 171)
II/ Đọc - hiểu văn bản:
1.Đọc và tìm hiểu chung về văn bản:
-Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện chính: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người SG
-Bố cục: 3 phần:
+Từ đầu đến “tông chi họ hàng”: Ấn tượng chung về SG và tình yêu của tác giả với thành phố ấy.
+ “Ở trên … hơn năm triệu”: Cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn.
+Phần còn lại: Khẳng định lại tình yêu của tác giả với thành phố ấy.
2.Phân tích:
a.Sự cảm nhận của tác giả về thiên nhiên, khí hậu SG:
-Nhiều hiện tượng thời tiết với những nét riêng. -Sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột của thời tiết.
-Không khí, nhịp điệu cuộc sống da dạng của thành phố trong những thời khắc khác nhau.
b.Tình cảm của tác giả với Sài Gòn:
Nồng nhiệt, thiết tha.: Tác giả biện minh bằng câu ca dao nói về quy luật tâm lí thông thường của con người: “Yêu nhau yêu cả đường đi …”.
-Biện pháp điệp từ ở đầu câu, điệp cấu trúc câu đã nhấn mạnh tình cảm của tác giả và thể hiện sự phong phú của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn.
c.Phong cách con người Sài Gòn:
-Đặc điểm của cư dân SG: Nơi hội tụ của người bốn phương nhưng đã hoà hợp, không phân biệt nguồn gốc.
Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người SG được biểu hiện như thế nào?
HĐ3: Tổng kết giá trị bài thơ.
-Qua bài văn này, em cảm nhận được điều gì mới và sâu sắc về SG cùng tình cảm với mảnh đất ấy của tác giả?
HĐ4: GV h/ dẫn HS luyện
tập
Về nhà.làm 2 bài tập SGK .
-Phong cách nổi bật: chân thành, bộc trực, cởi mở, các cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần mà ý nhị.
-SG là nơi đất lành, dù ít chim chóc.
*Nét tính cách ấy được biểu hiện qua hình ảnh các cô gái SG trước năm 1945, với dáng vẻ và trang phục tự nhiên khoẻ khoắn, vừa ý tứ vừa mạnh dạn, có vẻ cổ xưa nhưng mang tinh thần dân chủ.