Đoạn I: Tự sự (2 câu đầu); miêu tả (3 câu sau) – có vai trò tạo bối cảnh chung.
Đoạn II: Tự sự kết hợp với biểu cảm - uất ức vì già yếu.
Đoạn III:Tự sự, miêu tả và 2 câu cuối biểu cảm-cam phận
Đoạn IV: Thuần tuý biểu cảm- tình cảm cao thượng, vị tha vươn lên sáng ngời.
*Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
-Việc miêu tả bàn chân bố và kể chuyện bố ngâm chân nước muối, bố đi sớm về khuya làm nền tảng cho cảm xúc thương bố ở cuối bài.
Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả và tự sự - miêu tả trong hồi tưởng – góp phần khêu gợi cảm xúc cho người đọc.
*Tự sự và miêu tả ở đây nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
II/ Luyện tập:
1.Kể lại nội dung bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm.
2.Trên cơ sở văn bản “Kẹo mầm”, viết lại thành bài văn biểu cảm.
(-Tự sự: Chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày trước.
-Miêu tả: Cảnh chải tóc và hình ảnh người mẹ ngày xưa.
Biểu cảm: Lòng nhớ mẹ khôn xiết.
IV/ Củng cố:
Nêu khái niệm văn biểu cảm.
Mục đích của việc dùng yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
V/ Dặn dò:
Hoàn chỉnh bài Luyện tập vào vở soạn. Chuẩn bị bài mới: “Trả bài viết số 2”
-Tiết 45: VH: “Cảnh khuya - Rằm tháng giêng”. Ngày soạn: 21 .11.2007 Ngày dạy: 26 .11.2007 Tuần 12 Tiết 45 CẢNH KHUYA - RẰM THÁNG GIÊNG I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ.
Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét nghệ thuật đặc sắc của hai bài thơ.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:
-Đọc bài thơ Hồi hương ngẫu thư. -Phân tích giá trị bài thơ.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: GV dựa vào chú thích * để
giới thiệu tác giả, tác phẩm.
HĐ2: Đọc – tìm hiểu văn bản.
GV đọc mẫu.
Hướng dẫn và gọi 2 HS đọc lại. Lưu ý ngắt nhịp đúng ở câu 1, 4 bài Cảnh khuya và câu 2, 4 bản dịch bài Nguyên tiêu.
Lớp nhận xét, sửa sai, rút KN. -Giải nghĩa chữ Hán và dịch nghĩa bài thơ (mở rộng từ Hán Việt).
-Tìm hiểu thể thơ. Tìm hiểu bài 1.
Đọc lại bài Cảnh khuya.
Phân tích hai câu thơ đầu bài 1 (Âm thanh và cách so sánh trong câu 1; vẻ đẹp của hình ảnh trong câu 2)
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
(Xem chú thích SGK tr. 141 - 142)
II/ Đọc - hiểu văn bản:
1.Đọc và tìm hiểu chung về hai bài thơ:
-Bài Cảnh khuya viết bằng tiếng Việt, làm theo thể thơ tứ tuyệt (giống mô hình chung của thể tứ tuyệt thất ngôn về vần, cấu trúc khai thừa, chuyển, hợp nhưng khác biệt ở cách ngắt nhịp câu 1 và 4 (không phải 4/3 mà 3/4, 2/5)
-Bài Nguyên tiêu viết bằng chữ Hán, rất sát mô hình cấu trúc bài thơ tứ tuyệt nhưng bản dịch chuyển thành thơ lục bát, có thêm tính từ miêu tả: lồng lộng (câu 1), bát ngát và động từ ngân (câu 4); một số từ không dịch sát nghĩa như kim dạ, chính viên, xuân thuỷ,yên ba thâm xứ
2. Cảnh khuya:
a.Vẻ đẹp của cảnh trăng rừng:
Câu 1: Cách so sánh đặc sắc: tiếng suối - tiếng hát (khác Nguyễn Trãi, Thế Lữ) làm cho tiếng suối gần gũi với con người hơn và có sức sống trẻ trung.
Câu 2: Vẻ đẹp của bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng (Có dáng hình vươn cao, toả rộng của vòm cổ thụ, trên cao lấp lánh ánh trăng; có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in vào khóm hoa, in
Hai câu cuối của bài biểu hiện tâm trạng gì của tác giả? Hai câu ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ?
Bài Rằm tháng giêng.
Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài 2. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?
*VB phiên âm gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7 tập 1?
Hai bài thơ được viết vào thời kì khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?
HĐ3: Tổng kết giá trị bài thơ. *Tìm nét đẹp riêng trong cảnh
trăng ở mỗi bài thơ.
HĐ4: GV hướng dẫn HS luyện
tập
lên mặt đất)
*Bức tranh có hai màu sáng - tối, trắng – đen mà tạo nên vẻ lung linh, chập chờn lại ấm áp, hoà hợp, quấn quýt bởi âm hưởng của hai từ “lồng” trong một câu thơ.
b.Tâm trạng của tác giả: Vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn.
Câu 3: Chất nghệ sĩ trong tâm hồn HCM: Rung động, say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng Việt Bắc. Điệp ngữ “chưa ngủ” là bản lề mở ra hai phía của tâm trạng trong cùng một con người. Đó là niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước: thể hiện sự hoà hợp thống nhất giữa nhà thơ và chiến sĩ trong vị lãnh tụ.
3. Rằm tháng giêng:
a.Vẻ đẹp của hình ảnh không gian:
Không gian cao rộng bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng. Không gian xa rộng như không có giới hạn (con sông, mặt nước tiếp liền với bầu trời). Ba từ “xuân” được lặp lại đã nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời.
(Giống bài Phong kiều dạ bạc: Dạ bán chung thanh …)
b.Phong thái ung dung, lạc quan của tác giả:
-Rung cảm tinh tế và dồi dào trước thiên nhiên, đất nước (lo nghĩ việc nước nhưng không quên rung cảm trước vẻ đẹp đêm trăng rừng, tiếng suối, trời nước bao la)
-Hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí (sau lúc bàn việc quân trở về) lướt đi phơi phới, chở đầy ánh trăng giữa không gian tràn ngập ánh trăng. -Giọng thơ cổ điển vừa hiện đại, khoẻ khoắn trẻ trung.