I/ Yêu cầu đề: (Xem lại tiết 46) I Nhận xét, rút kinh nghiệm:
CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC I.Mục tiêu cần đạt:
I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS : Biết trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:
Nêu khái niệm văn biểu cảm.
Mục đích của việc dùng yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: Cho HS đọc bài văn
của Nguyên Hồng, mỗi em đọc một đoạn (đúng, diễn cảm).
HĐ2: Tìm hiểu phương pháp
phát biểu cảm xúc.
Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó.
Tác giả đã cảm nhận thế nào về hai câu đầu, hai câu giữa, hai câu sau và hai câu cuối?
I/ Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học:
-Hai câu đầu: Một người đàn ông, thậm chí là người quen nhớ quê. Đây là cách giả định, cụ thể hoá, đặt mình vào trong cảnh để thể nghiệm, bày tỏ cảm xúc. -Hai câu tiếp theo: Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng.
-Hai câu sau: Cảm nghĩ về sông Ngân Hà, con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang, Chức Nữ.
HĐ3:
GV tổng kết về các biện pháp tưởng tượng, liên tưởng, suy luận trong khi phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK tr. 147
HĐ4: Hướng dẫn HS luyện
tập, chuẩn bị bài sau.
1.Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
2.Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
1.Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
2.Bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng phải có ba phần:
a.Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
b.Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
c.Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.
II/ Luyện tập:
1.Lập dàn bài 3 phần, phần thân bài phải nêu được ấn tượng sâu đậm nhất về bài thơ.
2.Yêu cầu HS phải biết liên tưởng, tưởng tượng và trình bày cảm xúc của mình. (Có thể tưởng tượng một đêm nào đó trong cuộc đời phiêu bạt giang hồ, Lí Bạch bỗng thức dậy thấy trăng…)
IV/ Củng cố:
Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là gì? Nêu bố cục của kiểu bài này.
V/ Dặn dò:
Hoàn chỉnh bài Luyện tập vào vở soạn.
Trả lời bài tập sau: Em có cảm nghĩ gì về bài “Cảnh khuya”? Hãy kể lại và miêu tả những gì đã làm cho em có những cảm nghĩ trên.
Chuẩn bị bài mới: “Viết bài tập làm văn số 3 tại lớp” vào tiết 51 - 52
Ngày soạn: 2.12. 2007 Ngày dạy: 5.12.2007 Tuần 13
Tiết 51 - 52 Bài 12