HS: Ôn tập và trả lời lại các câu hỏi và bài tập trong SGK.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra việc chuẩn bị làm bài của HS.
3.Đề ra: (Có đề bài kèm theo)
Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc, độc lập suy nghĩ và đảm bảo thời gian. GV phát đề đến tận tay HS.
Đáp án và biểu điểm:
I. Trắc nghiệm (3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng ghi 0,25 điểm.
Đáp án: 1d, 2c, 3c, 4a, 5a, 6b, 7a, 8d, 9b, 10b, 11: cười, 12: lợi.
II. Tự luận (7 điểm):
Câu 1: (3 điểm)
Viết đoạn văn ngắn có dùng quan hệ từ, xác định và chỉ ra ý nghĩa quan hệ của từ đó.
Yêu cầu đoạn văn phải có ít nhất là 3 câu, 3 quan hệ từ khác nhau. (1 điểm) Chỉ ra được đúng quan hệ từ (1 điểm). Nêu đúng ý nghĩa của quan hệ từ đó (1 điểm)
*Nếu trình bày không tốt, bài không sạch sẽ hoặc sai nhiều lỗi chính tả thì không ghi điểm tối đa.
Câu 2: (4 điểm)
Yêu cầu đoạn văn có ít nhất 4 câu, viết đúng nội dung về tình cảm quê hương (2 điểm)
Đoạn văn có ít nhất 4 cặp từ trái nghĩa đúng nội dung và đảm bảo tính liên kết trong đoạn văn đó (2 điểm)
+Không ghi đủ số điểm nếu bài làm trình bày chưa rõ (chữ viết và diễn đạt hoặc nội dung chưa đúng tính liên kết hoặc liên kết gượng ép).
IV/ Củng cố- Dặn dò:
Kiểm tra lại bài làm trước khi nộp. Chuẩn bị bài mới: Thành ngữ.
Tiết 47:TLV: Trả bài viết số 2.
Ngày soạn: 27.11.2007 Ngày dạy: 30.11.2007 Tuần 12 Tiết 47 Bài 12 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :
-Thấy được năng lực của mình trong việc làm văn biểu cảm.
-Tự đánh giá được đúng ưu, khuyết điểm của bài tập làm văn đầu tiên về văn biểu cảm trên các mặt: kiến thức, lập ý, bố cục, vận dụng các phép tu từ, … với sự hướng dẫn, phân tích của GV.
II. Chuẩn bị:GV: Chấm xong bài, hệ thống lỗi ở bảng phụ & tài liệu có liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu đề bài viết số 2 3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: GV cho HS đọc lại đề bài.
Nhắc lại quá trình tạo lập VB. Định hướng cho đề bài này như thế nào?
Nêu yêu cầu về lập ý, bố cục bài làm.
Đề: Cây tre em yêu.
I/ Yêu cầu đề:
1.Kiểu bài: Biểu cảm “yêu” 2.Nội dung: Đối tượng: “Cây tre”
II/ Dàn ý:
1.Mở bài: Giới thiệu cây tre em yêu quý, lí do em
yêu.
2.Thân bài:
Xác định những yêu cầu khác của bài làm:
mạch lạc, liên kết, diễn đạt ... (GV hướng dẫn HS thảo luận và đi đến thống nhất các yêu cầu cần đạt).
HĐ2: Nhận xét về ưu, khuyết
điểm của bài làm.
So với yêu cầu cần đạt, em thấy bài làm của mình có những ưu, khuyết điểm gì?
(HS phát biểu, GV sơ kết; chốt lại những ưu điểm cần phát huy; sửa chữa ngay những nhược điểm, không được mắc lại trong những bài sau).
HĐ3: Sửa chữa lỗi sai.
GV hướng dẫn HS sửa lỗi chính tả và lỗi về diễn đạt, liên kết trong bài làm.
HĐ4: Công bố kết quả.
gốc, thân, cành, lá …
-Phẩm chất: hiên ngang, bất khuất, dũng cảm kiên cường, dễ phát triển ở nhiều vùng khác nhau. -Ích lợi: Đối với đời sống con người (giá trị vật chất, tinh thần …); đối với em …
-Tình cảm của em đối với tre.
3.Kết bài: Cảm nghĩ của em về tre nhất là sự gắn
bó trong tương lai…
III/ Nhận xét:
1.Ưu điểm:
-Hiểu đề, biểu cảm đúng đối tượng.
-Bài làm có đầy đủ bố cục ba phần; biết kết hợp tự sự, miêu tả khi biểu cảm.
-Thực hiện đầy đủ quá trình tạo lập văn bản.
-Đa số bài làm có chữ viết dễ theo dõi, trình bày sạch sẽ.
-Diễn đạt ý rõ ràng, dễ hiểu.
2.Nhược điểm:
- Chưa đầu tư nhiều cho bài làm, đa số nội dung còn sơ sài, ý chưa phong phú.
-Bố cục đủ 3 phần nhưng chưa biết cách chia đoạn ở thân bài (3 đoạn). Mở bài chưa đúng trọng tâm. -Văn viết khô khan, ít hình ảnh.
-Yếu tố biểu cảm nhiều bài còn mờ nhạt.
-Diễn đạt ý còn lộn xộn, chưa liên kết mạch lạc. -Viết tắt, viết số, kí hiệu ...trong bài.
IV/ Sửa chữa lỗi sai.
Bài yếu nhất: Bình.
Lỗi chính tả: bài của Tấn Vũ, Ngọc Hạnh ... Lỗi diễn đạt: bài của Hường, Thị Hạnh, Nhật ...
V/ Công bố kết quả:
Kém: 3; Yếu: 9; TB: 14; Khá: 10; Giỏi: 5. *Đọc bài văn hay: Đức, Ngọc
IV/ Củng cố:
GV nêu lại đáp án và biểu điểm để HS rút kinh nghiệm và có cách làm bài tốt hơn.
V/ Dặn dò:
-Tự sửa chữa lại các lỗi sai trong bài làm của mình. Lưu bài kiểm tra trong bì lưu. - Chuẩn bị bài mới: “Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học”
-Tiết 48: TV: “Thành ngữ”. Ngày soạn: 28.11.2007 Ngày dạy: 30.11.2007 Tuần 12 Tiết 48 THÀNH NGỮ I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ. -Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là từ đồng âm? Cách sử dụng từ đồng âm. Làm bài tập 2, 3 SGK tr. 136.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1:Tìm hiểu mục I.
Nhận xét về cấu tạo của cụm từ “ lên thác xuống ghềnh”.
Có thể thêm, thay, chêm một vài từ khác vào cụm từ được không?
Rút ra kết luận về đặc điểm cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh”