Dặn dò: Học thuộc Ghi nhớ Hoàn chỉnh bài Luyện tập với đề bài (c) và (d).

Một phần của tài liệu du la gi? (Trang 62 - 64)

- Chuẩn bị bài mới: “Luyện nói: Văn bản biểu cảm về sự vật, con người”

-Tiết 37: VH: Bài 10: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Ngày soạn: 4.11.2007 Ngày dạy: 9.11.2007 Tuần 10

Tiết 37

CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH(Tĩnh dạ tứ) (Tĩnh dạ tứ)

I.Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS: Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.

Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình cảnh giao hoà.

Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp (2/2) trong một bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối và tác dụng của nó.

II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.

HS: Trả lời câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:

-Đọc bài thơ Bạn đến chơi nhà. -Phân tích giá trị bài thơ.

3.Giới thiệu bài mới:

Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: GV dựa vào chú thích * để

giới thiệu tác giả, tác phẩm và thể thơ.

HĐ2: Đọc – tìm hiểu văn bản.

GV đọc mẫu.

Hướng dẫn HS đọc lại bài thơ. Lớp nhận xét, sửa sai, rút KN. -So sánh thể thơ của VB phiên âm và dịch thơ.

-Kiểm tra việc đọc phần dịch nghĩa.

*Phân tích quan hệ giữa tình và cảnh trong bài thơ.

Có người cho rằng trong bài thơ này, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, thể thơ:

(Xem chú thích SGK tr. 123 - 124)

II/ Đọc - hiểu văn bản:

*Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể (câu đầu VB dịch thơ không gieo vần, giống VB Phò giá về kinh)

1.Quan hệ giữa tình và cảnh trong bài thơ:

-Hai câu đầu: Sự hoạt động nhiều mặt của chủ thể trữ tình: Ánh trăng, dù đẹp đẽ, giàn giụa vẫn chỉ là đối tượng nhận xét, cảm nghĩ của chủ thể (hai động từ thêm ở VB dịch thơ: rọi, phủ - làm nhiều người nhầm tưởng hai câu thơ thuần tuý tả cảnh) -Câu thứ ba: Câu bản lề.

+Hành động “ngẩng đầu” xuất hiện như một động tác tất yếu để kiểm nghiệm điều mà câu hai đặt ra. +Ánh mắt Lí Bạch chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời.

+Từ chỗ thấy ánh trăng (đầu giường) đến vầng trăng.

*Tìm hiểu cách sử dụng phép đối

trong bài thơ.

-So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối. -Phân tích tác dụng của phép đối ấy trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.

+Dựa vào bốn động từ: nghi , cử, đê, tư để chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ.

HĐ3: Tổng kết giá trị bài thơ.

HĐ4: GV hướng dẫn HS luyện tập

Nhận xét về hai câu thơ dịch: Đêm thu trăng sáng như gương LB ngắm cảnh nhớ thương quê nhà

+Thấy vầng trăng đơn côi, lạnh lẽo như mình, lập tức lại “cúi đầu” để suy ngẫm về quê hương.

+ “Tình” vừa là nhân, vừa là quả: Nhớ quê, thao thức không ngủ, nhìn trăng. Nhìn trăng lại càng nhớ quê.

2. Phép đối: Số lượng chữ các bộ phận tham gia

đối bằng nhau; cấu trúc NP giống nhau; từ loại các chữ tương ứng ở hai vế giống nhau.

Tác dụng: Diễn đạt cụ thể hơn thành ngữ “Vọng nguyệt hoài hương” dùng đã sáo mòn. Sáng tạo của nhà thơ là đã đưa vào hai cụm từ đối nhau: cử đầu và đê đầu (hướng ra ngoại cảnh – là để nhìn trăng; và hoạt động hướng nội, trĩu nặng tâm tư).

*Vai trò liên kết ý thơ của các động từ:

-Tất cả các chủ ngữ đều bị lược bỏ. (Câu rút gọn, sức cộng hưởng lớn - phổ biến trong thơ cổ và VHDG)

-Có thể khẳng định chỉ có một chủ ngữ duy nhất: từ xưng hô của chủ thể trữ tình (tạo nên sự liền mạch).

-Sơ đồ hoá: Nghi - cử - vọng – đê – tư.

Một phần của tài liệu du la gi? (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w