I/ Yêu cầu đề: (Xem lại tiết 46) I Nhận xét, rút kinh nghiệm:
BÀI VIẾT SỐ 3: VĂN BIỂU CẢM I Mục tiêu cần đạt:
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS viết được bài văn biểu cảm về người thân, thể hiện tình cảm chân thật đối với con người và năng lực tự sự, miêu tả cùng cách viết văn biểu cảm.
II. Chuẩn bị: GV: Ra đề và chuẩn bị đáp án, biểu điểm cho đề bài này.
HS: Học bài, nắm chắc lí thuyết, phương pháp làm văn biểu cảm.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra việc chuẩn bị làm bài của HS, đảm bảo nghiêm túc, ngăn ngừa sử dụng tài liệu.
Đáp án: Bài làm phải đảm bảo những yêu cầu sau:
-Hình thức: Chữ viết dễ theo dõi, trình bày bài sạch sẽ, rõ ràng. Bài làm có bố cục ba phần, biết phân đoạn ở thân bài.
-Nội dung: Biết vận dụng phương pháp làm bài văn biểu cảm; bài làm đúng đối tượng
(bạn), thể hiện được tình cảm chân thành của mình đối với bạn, biết kết hợp tự sự, miêu tả trong bài biểu cảm và sử dụng các biện pháp nghệ thuật biểu cảm trong bài.
Bài văn biết diễn đạt rõ ý, ít mắc những lỗi chính tả thông thường, khắc phục lỗi từ vựng và ngữ pháp.
Biểu điểm:
-Điểm 9 – 10: Hiểu rõ yêu cầu đề, văn viết có hình ảnh, cảm xúc; diễn đạt lưu loát, có tình cảm chân thành với đối tượng, vận dụng tốt phương pháp làm văn biểu cảm. Ít mắc lỗi chính tả.
-Điểm 7 – 8: Hiểu đề. Văn viết trôi chảy, thể hiện đủ yêu cầu đề. Mắc vài lỗi diễn đạt nhẹ. -Điểm 5 – 6: Có hiểu đề; biết vận dụng phương pháp làm văn biểu cảm. Diễn đạt được tình cảm của mình song ý chưa phong phú. Mắc khoảng 3 lỗi diễn đạt.
-Điểm 3 – 4: Hiểu đề còn ít. Bài làm chưa rõ thể loại biểu cảm hoặc biểu hiện tình cảm còn chung chung. Diễn đạt lộn xộn ý, chưa rõ bố cục theo yêu cầu. Mắc khoảng 5 lỗi diễn đạt.
-Điểm 1- 2: Chưa hiểu yêu cầu đề, biểu cảm còn mờ nhạt hoặc chưa có hiểu biết về đối tượng biểu cảm. Bài làm xa đề, văn viết chưa rõ ý. Mắc nhiều lỗi diễn đạt.
-Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc sai phạm nghiêm trọng về nội dung tư tưởng.
IV/ Củng cố: Thực hiện đúng quá trình tạo lập văn bản.
Làm bài nghiêm túc, độc lập, sử dụng hợp lí thời gian làm bài.
V/ Dặn dò: Xem lại những kiến thức có liên quan đến văn bản biểu cảm.
-Rút kinh nghiệm sau khi làm bài viết số 3.
- Chuẩn bị bài mới: “Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học”
-Tiết 53 - 54: VH: Bài 13: “Tiếng gà trưa”.
Ngày soạn: 3 .12.2007 Ngày dạy: 7 .12.2007 Tuần 14 Tiết 53 - 54 TIẾNG GÀ TRƯA I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: Cảm nhận được vẻ đẹp đằm thắm, trong sáng của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.
-Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi SGK.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Rút kinh nghiệm về bài kiểm tra Văn đã trả bài ở tiết 49. 3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: GV dựa vào chú thích * tr.
150 SGK, SGV để giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung tiết học.
HĐ2: Đọc – tìm hiểu văn bản.
GV đọc mẫu.
Hướng dẫn và gọi 2 HS đọc lại. -Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Tìm hiểu mạch cảm xúc của bài thơ.
-Những hình ảnh và kỉ niệm gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa?
Qua đó, bài thơ đã biểu hiện tình cảm gì của tác giả?
-Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ?
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
(Xem chú thích SGK tr. 150)
II/ Đọc - hiểu văn bản:
1.Mạch cảm xúc của bài thơ:
Thể thơ 5 chữ nhưng câu thơ 3 chữ “Tiếng gà trưa” lặp lại 4 lần ở đầu các khổ thơ gợi ra một hình ảnh trong kỉ niệm thời tuổi thơ. Nó vừa như sợi dây liên kết các hình ảnh ấy vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.
-Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, gợi về những kỉ niệm tuổi thơ: hình ảnh con gà mái mơ mái vàng, hình ảnh người bà với tình yêu, sự chắt chiu, chăm lo cho cháu cùng những mong ước nhỏ bé của tuổi thơ; khắc sâu thêm tình cảm quê hương.
*Mạch cảm xúc và bố cục tự nhiên, hợp lí.
2.Những kỉ niệm và tình cảm của nhân vật trữ tình:
-Những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh.
-Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng.
-Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu.
-Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà. Ước mong ấy đi vào cả trong giấc ngủ tuổi thơ.
*Tác giả biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ và tình cảm trân trọng, yêu quý đối với bà.
*Người bà trong kỉ niệm của cháu: +Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo
+Dành trọn vẹn tình thương yêu, chăm lo cho cháu. +Bảo ban nhắc nhở cháu, ngay cả khi có trách mắng cũng vì tình yêu thương cháu.
*Tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết: Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu; cháu yêu thương, kính trọng và biết ơn bà.
Bài thơ làm theo thể thơ 5 tiếng nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu, số dòng thơ trong mỗi khổ?
HĐ3: Tổng kết giá trị bài thơ.
HĐ4: GV hướng dẫn HS luyện
tập
Học thuộc bài thơ.
Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ này?
3.Thể thơ: Thể thơ ngũ ngôn
-Ngũ ngôn tứ tuyệt có nguồn gốc từ Trung Quốc; vần ở cuối câu 1,2,4 hoặc 2,4.
-Ngũ ngôn có nguồn gốc ở Việt Nam, từ thể hát dặm ở Nghệ Tĩnh và vè dân gian. Cấu tạo thành trổ (khổ) 5 câu; vần liền ở cuối câu 2,3,4.
III/ Tổng kết: Ghi nhớ SGK tr. 151
1.Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.
2.Bài thơ theo thể 5 tiếng có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều hình ảnh bình dị, chân thực.
IV/ Luyện tập:
Học thuộc bài thơ.
-HS trình bày theo suy nghĩ riêng của bản thân.
V/ Củng cố:
Đọc lại bài thơ vừa học. Nêu nội dung của bài thơ trên.
V/ Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ . Học thuộc Ghi nhớ. -Phân tích được giá trị của bài thơ.
-Làm bài Luyện tập số 2 vào vở.
- Chuẩn bị bài mới: “Một thứ quà của lúa non: Cốm”.
-Tiết 55: TV: “Điệp ngữ”. Ngày soạn: 6.12.2007 Ngày dạy: 10.12.2007 Tuần 14 Tiết 55 ĐIỆP NGỮ I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ. Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:
Rút kinh nghiệm từ bài kiểm tra Tiếng Việt đã trả bài ở tiết 49.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1:Tìm hiểu mục I.
GV cho HS đọc và tìm các điệp ngữ ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài Tiếng gà trưa. Tác dụng của việc lặp đi lặp lại những từ ngữ đó? Vậy điệp ngữ là gì?
Nêu tác dụng của điệp ngữ.
HĐ2: Tìm hiểu mục II.
So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai đoạn thơ a, b SGK tr. 152. Nêu các dạng điệp ngữ.
HĐ3: Luyện tập
1.Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích và tác dụng của nó.
2.Tìm điệp ngữ và xác định dạng điệp
3.Đoạn văn có lặp từ ở SGK có tác dụng biểu cảm không? Hãy chữa lại.
4.Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ.