(Xem chú thích SGK tr. 76)
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (giống Nam quốc sơn hà)
II. Tìm hiểu văn bản:
*Thời điểm: lúc chiều về, sắp tối; dịp thu đông; xóm thôn chìm vào sương khói; giao thời giữa ngày và đêm. Hai hình ảnh cụ thể: âm thanh “tiếng sáo” trẻ dẫn trâu về và “cò trắng” từng đôi sà xuống giữa cánh đồng đã vắng người.
*Đây là một cảnh chiều ở thôn quê được khắc hoạ rất đơn sơ nhưng vãn đậm đà sắc quê, hồn quê. Điều đó chứng tỏ tác giả là vị vua có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã của mình - một điều không dễ gì có được.
*Tác giả có tình cảm gắn bó với làng quê.
Một ông vua có tâm hồn cao đẹp, chứng tỏ thời đại đó, dân tộc ta, nhân dân ta sống rất cao đẹp, đúng như sử sách đã từng ca ngợi.
III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK tr. 77
IV/ Củng cố:
Đọc lại các bài thơ vừa học. - Nêu nội dung, nghệ thuật các bài thơ trên.
V/ Dặn dò:
- Học thuộc lòng các bài thơ vừa học. Học thuộc hai ghi nhớ. -Phân tích được giá trị từng bài thơ.
- Chuẩn bị bài mới: “ Bánh trôi nước - Sau phút chia ly ” - Chuẩn bị bài TV: “Từ Hán Việt (t.t)”.
Ngày soạn: 10.10.2007 Ngày dạy: 15.10.2007 Tiết 22
TỪ HÁN VIỆT (tiếp theo) I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: Hiểu được các sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt.
Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lạm dụng từ Hán Việt.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là yếu tố HV? Yếu tố HV được sử dụng như thế nào? Có mấy loại từ ghép HV? Trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ HV như thế nào?
Cho ví dụ từng loại. Làm bài tập 2, 3, 4 SGK tr. 71
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1:Tìm hiểu về việc sử dụng từ
HV
Cho HS đọc các ví dụ ở 1a.
Tại sao người ta dùng từ Hán Việt mà không dùng từ thuần Việt có nghĩa tương tự?
(HS cho thêm ví dụ tương tự)
Đọc đoạn văn 1b. Các từ HV tạo sắc thái gì cho đoạn văn trích?
HĐ2: Tìm hiểu về hiện tượng lạm
dụng từ HV.
Cho HS thảo luận vấn đề câu nào có cách diễn đạt hay hơn trong mục 2a,b.
Gợi dẫn HS đi đến kết luận ở Ghi nhớ
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập
SGK
1.Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền