Chuẩn bị bài mới: “Ôn tập văn bản biểu cảm”. Tiết 61: TV: Chuẩn mực sử dụng từ . Tuần 16 Ngày soạn: 17/12/09 Ngày dạy: 21/12/09 Tiết 61: CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1.Kiến thức: Hiểu được các chuẩn mực về ngữ âm, ngữ nghĩa,phong cách khi dùng. 2.Rèn luyện kĩ năng tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ.
3.Giáo dục HS có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, khi viết.
C. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
D.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp. 2.Bài cũ:
Thế nào là chơi chữ? Nêu các lối chơi chữ. Tác dụng của chơi chữ?Cho ví dụ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1:Tìm hiểu mục I.
Các từ in đậm trong mục I dùng sai như thế nào?
HĐ2: Tìm hiểu mục II.
Hãy thay những từ in đậm (viết sai) trong mục II bằng những từ thích hợp.
-Viết sai chính tả do ảnh hưởng của tiếng địa phương: dùi – vùi; do liên tưởng sai: tập tẹ - bập bẹ, khoảng khắc - khoảnh khắc.
-Dùng từ sai nghĩa do không nắm vững khái niệm của từ hoặc không phân biệt được từ gần nghĩa.
Thay sáng sủa bằng tươi đẹp, cao cả bằng sâu sắc, biết bằng có.
HĐ3: Tìm hiểu mục III.
Tìm cách sửa các từ dùng sai trong mục III lại cho đúng.
HĐ4: Tìm hiểu mục IV
Hãy tìm những từ thích hợp để thay thế các từ dùng sai ở mục IV.
HĐ5: Tìm hiểu mục V.
Trong trường hợp nào thì không nên dùng từ địa phương? Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt?
Tổng kết những điều cần chú ý khi sử dụng từ.
-Dùng từ chưa đúng tính chất ngữ pháp của từ. Thay hào quang bằng hào nhoáng; thêm “sự” vào trước “ăn mặc”; bỏ “với nhiều” thêm “rất”; giả tạo phồn vinh đổi lại thành “phồn vinh giả tạo”. -Sử dụng từ chưa đúng sắc thái biểu cảm, chưa hợp phong cách.
Thay lãnh đạo bằng “cầm đầu”; chú hổ bằng “nó” hoặc “con hổ”.
-Không nên làm dụng từ địa phương, gây khó hiểu cho người ở vùng khác. Tuy nhiên, tác phẩm văn học dùng từ địa phương vì mục đích nghệ thuật.
*Ghi nhớ SGK tr. 167