V/ Dặn dò: - Học thuộc hai Ghi nhớ SGK tr. 128.
-Làm hoàn chỉnh bài tập 4 ở SGK tr. 129 -Chuẩn bị bài mới: “Từ đồng âm”
-Chuẩn bị tiết sau: TLV: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người.
Ngày soạn: 12.11. 2007 Ngày dạy: 16.11.2007 Tuần 10
Tiết 40
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢMI.Mục tiêu cần đạt: I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
-Rèn luyện kĩ năng nói theo chủ đề biểu cảm. -Rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn bài.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:
Văn biểu cảm là gì? Các bước làm bài văn biểu cảm là gì?Nêu các cách lập ý cho bài này.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: GV ghi đề bài vào bảng.
-GV chia tổ để HS được nói trước tổ, với đề bài dành cho tổ mình. Các bạn trong tổ nhận xét, bổ sung. GV theo dõi chung. Yêu cầu nhiều HS có cơ hội luyện nói càng tốt.
HĐ2: Chọn HS có bài khá trong
Đề:
1.Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.
2.Cảm nghĩ về tình bạn.
3.Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hằng ngày.
mỗi tổ, cho phát biểu trước lớp. GV theo dõi, đánh giá, tổng kết giờ học.
4.Cảm nghĩ về một món quà mà em đã được nhận thời thơ ấu.
(Cần chú ý đến yếu tố tự sự và miêu tả; vận dụng yếu tố hồi tưởng, tưởng tượng, liên tưởng để biểu cảm. Tập vận dụng hình thức biểu cảm như: so sánh, lời trùng điệp, hình thức cảm thán.)
IV/ Củng cố:
Nêu khái niệm văn biểu cảm.
Các bước làm bài văn biểu cảm là gì? Cách lập ý cho bài văn biểu cảm.
V/ Dặn dò:
Hoàn chỉnh bài Luyện nói của cả lớp.
- Chuẩn bị bài mới: “Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm”
-Tiết 41: VH: Bài 11: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
Ngày soạn: 15 .11.2007 Ngày dạy: 19 .11.2007 Tuần 11
Tiết 41
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁI.Mục tiêu cần đạt: I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.
Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình.
Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:
-Đọc bài thơ Hồi hương ngẫu thư. -Phân tích giá trị bài thơ.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: GV dựa vào chú thích * để
giới thiệu tác giả, tác phẩm, thể thơ.
HĐ2: Đọc – tìm hiểu văn bản.
GV đọc mẫu.
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, thể thơ:
(Xem chú thích SGK tr. 132 - 133)
Hướng dẫn và gọi 2 HS đọc lại. Lưu ý đọc thật diễn cảm đoạn cuối.
Lớp nhận xét, sửa sai, rút KN. -Bài thơ gồm mấy phần? Hãy chỉ ra ranh giới giữa các phần.
Sự việc, cảnh vật được kể và tả theo một trình tự chặt chẽ như thế nào?
Thống kê số câu mỗi phần và thử lí giải vì sao có phần dài, phần ngắn; nhiều phần có số câu lẻ và một số câu trong phần cuối có số chữ nhiều hơn phần lớn các câu khác trong bài - trừ câu 20 và 21, bản dịch đã giữ đúng số câu, số chữ của nguyên bản).
-Kẻ lại bảng tìm hiểu về phương thức biểu đạt của bài thơ vào vở học.
Những nỗi khổ nào của nhà thơ đã được đề cập trong bài?
Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động, khúc chiết những nỗi khổ đó như thế nào?
Giá thử không có năm dòng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào?
Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua phần cuối.
1.Bố cục bài thơ:4 phần
-Tả cảnh gió thu cuốn mất các lớp tranh của căn nhà ĐP
-Kể việc trẻ con “cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre”. -Tả nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa. -Ước mơ cao cả của nhà thơ.
(Trong bài thơ có 3 đoạn đêu gồm 5 câu (hiếm thấy) Hầu hết các câu trong đoạn cuối đều dài hơn 7 chữ -cũng là hiện tượng hiếm thấy trong thơ cổ Trung Quốc.
*Để diễn đạt ước mơ cao cả, đoạn thơ cần được mở rộng. Sau 2 đoạn thơ gieo vần trắc (nói lên những khổ cực, ấm ức, dằn vặt)ở đây dùng vần bằng cả 3 câu liền
*Nhà thơ đã không bị công thức, khuôn khổ gò bó. Mỗi đoạn cần bao nhiêu câu, mỗi câu cần bao nhiêu chữ; gieo vần trắc hay bằng, gieo như thế nào … đều do nhu cầu diễn đạt quyết định.
2.Phương thức biểu đạt:
-Phần một: miêu tả (kết hợp tự sự). -Phần hai: tự sự (kết hợp biểu cảm).
-Phần ba: miêu tả (kết hợp biểu cảm) (còn có tự sự) -Phần bốn: biểu cảm trực tiếp (còn có yếu tố miêu tả).
3. Nỗi khổ của nhà thơ:
-Phần hai: mất mát về của cải, nỗi đau về nhân tình thế thái (cuộc sống cùng cực làm thay đổi tính cách trẻ thơ
-Phần ba: nỗi khổ về vật chất và nỗi đau thời thế được miêu tả vừa có nét phác hoạ khái quát vừa có những chi tiết cụ thể (điều này ít thấy trong thơ cổ). +Thời gian cụ thể: gió buổi chiều, mưa kéo dài đêm. +Mưa thu (khác với dông mùa hè), nhà nát, khổ dồn dập hơn: ướt, lạnh, con quậy phá, lo lắng vì loạn lạc.
4.Nội dung ý nghĩa và vị trí phần cuối của bài thơ:
-Nếu không có phần cuối thì vẫn là bài thơ hay, có giá trị biểu cảm cao (thừa khổ đau vẫn quan tâm đến đời).
-Có phần cuối: Tình cảm cao cả, nâng cao tầm tư tưởng
HĐ3: Tổng kết giá trị bài thơ.
HĐ4: GV hướng dẫn HS luyện
tập
-Đọc diễn cảm hai phần cuối. -Dùng tối đa là hai câu để nêu lên ý chính đoạn văn của Hoắc Tùng Lâm về bài thơ này.
+Ước mơ cao cả chan chứa lòng vị tha và tinh thần nhân đạo (mong mọi người được hân hoan, vui sướng)
+Ước mơ ảo tưởng nhưng đẹp đẽ và bắt nguồn từ cuộc sống: vì nhà bị phá nát nên ước có nhà muôn ngàn gian.
+Hai câu cuối: Lòng vị tha đạt tới trình độ xả thân; đặt nỗi khổ của người khác lên trên nỗi khổ của mình.
“Riêng lều ta nát” còn quay lại chủ đề bài thơ làm cho bố cục của tác phẩm trở nên hết sức hoàn chỉnh,chặt chẽ
III/ Tổng kết: Ghi nhớ SGK tr. 134
Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, Đỗ Phủ đã thể hiện một cách sinh độngnỗi khổ của bản thân vì căn nhà bị gió thu phá nát. Điều đáng quý hơn là, vượt lên trên bất hạnh cá nhân, nhà thơ đã bộc lộ khát vọng cao cả: ước sao có được ngôi nhà vững chắc hàng ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ.