Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

Một phần của tài liệu du la gi? (Trang 65 - 66)

(Xem chú thích SGK tr. 127)

II/ Đọc - hiểu văn bản:

1. Tình cảm quê hương qua nhan đề:

-Ngẫu thư: ngẫu nhiên viết (không phải tình cảm bộc lộ một cách ngẫu nhiên).

-Ngẫu nhiên viết vì tác giả không chủ định làm thơ ngay lúc mới đặt chân tới quê nhà.

-Tình huống đầy kịch tính cuối bài là cú sốc với tác giả nhưng đó lại là duyên cớ khiến tác giả viết bài thơ. Đằng sau duyên cớ ấy là nhân tố - điều kiện có tính tất yếu – là tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực. “Ngẫu ở đề không làm giảm mà còn nâng ý nghĩa đó lên gấp bội.

Chứng minh hai câu đầu đã dùng phép đối trong câu (tiểu đối). -Nhắc lại phép đối trong câu ở thơ ngũ ngôn và thất ngôn.

Nêu tác dụng của việc dùng phép đối ấy.

Xác định phương thức biểu đạt của hai câu đầu.

(Kẻ bảng câu 3 tr. 127 vào vở)

Sự biểu hiện của tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?

Vì sao chỉ có nhi đồng xuất hiện? Tiếng cười, câu hỏi hồn nhiên, ngây thơ của các em có làm cho tác giả vui lên không?

HĐ3: Tổng kết giá trị bài thơ.

HĐ4: GV hướng dẫn HS luyện tập

Hãy so sánh hai bản dịch thơ bài này của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San.

2.Phép đối trong bài:

-Hai câu đầu: Hai vế ở câu đầu đối rất chỉnh cả về ý lẫn lời: Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.

Hai vế ở câu thứ hai, có một bộ phận đối chỉnh cả ý lẫn lời (hương âm, mấn mao); một bộ phận đối rất chỉnh về ý (vô cải, tồi) và chức năng NP (vị ngữ).

*Tác dụng: Câu đầu khái quát quãng đời xa quê, làm quan (thay đổi về vóc người, tuổi tác). Câu thứ hai dùng yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Đây là thủ pháp nghệ thuật rất hay được dùng trong thơ lục bát, ca dao, tục ngữ ở Việt Nam. *Phương thức biểu đạt của toàn bài là biểu cảm song là biểu cảm gián tiếp vì trong bài có nhiều yếu tố miêu tả, đặc biệt là nhiều yếu tố tự sự.

(Nếu xét kiểu câu thì câu 1 là câu kể, câu 2 là câu tả).

3.Sự khác nhau về giọng điệu:

-Tình cảm quê hương không chỉ thể hiện ở chi tiết “hương âm vô cải” mà còn ở thái độ đau xót ngậm ngùi mà kín đáo trước những thay đổi của quê nhà. -Tác giả dùng những hình ảnh vui tươi, những âm thanh vui tươi để thể hiện tình cảm ngậm ngùi. Làng quê chỉ còn nhi đồng ra đón (những người cùng tuổi nay chẳng còn ai!). Trở về nơi chôn rau cắt rốn mà “bị” xem như “khách” thật trớ trêu! *Một giọng điệu bi hài thấp thoáng ẩn hiện sau những lời tường thuật khách quan, hóm hỉnh!

Một phần của tài liệu du la gi? (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w