Dặn dò: Học thuộc Ghi nhớ Hoàn chỉnh bài Luyện tập Đọc thêm bài “Cây sấu Hà Nội”

Một phần của tài liệu du la gi? (Trang 49 - 53)

HĐ1: GV ghi đề bài vào bảng.

-Tìm hiểu đề (cụ thể hoá cây đó). -HS làm ra vở bài tập về loài cây đó với các phẩm chất, biểu hiện cụ thể. -GV gọi HS phát biểu, lớp bổ sung. -GV hướng dẫn HS lập dàn bài với các phần và ý chính trong phần Thân bài.

HĐ2: Viết bài. (GV hướng dẫn HS

viết Mở bài. GV thu bài, đọc và nhận xét, sửa chữa). HS tập viết Kết bài.

GV thu bài, đọc và nhận xét.

Đề: Loài cây em yêu.

1/Tìm hiểu đề và tìm ý. 2/ Lập dàn bài

Mở bài: Nêu loài cây và lí do em thích. Thân bài: Loài cây có đặc điểm gợi cảm ...

Loài cây trong cuộc sống con người; cuộc sống của em.

3/ Viết bài:

Viết đoạn Mở bài và Kết bài.

IV/ Củng cố: Nêu yêu cầu của đề văn biểu cảm.

Các bước làm bài văn biểu cảm là gì?

V/ Dặn dò: Học thuộc Ghi nhớ. Hoàn chỉnh bài Luyện tập. Đọc thêm bài “Cây sấu HàNộiNội

- Chuẩn bị bài mới: “Viết bài TLV số 2 tại lớp: văn bản biểu cảm”

-Tiết 29: VH: Bài 8: “Qua đèo Ngang

Ngày soạn: 21.10.2007 Ngày dạy: 26.10.2007 Tuần 8

Tiết 29 Bài 8

QUA ĐÈO NGANGI.Mục tiêu cần đạt: I.Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS: Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.

Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú.

II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.

HS: Trả lời câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:

-Đọc bài thơ Sau phút chia ly. -Nêu giá trị bài thơ.

3.Giới thiệu bài mới:

Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: GV dựa vào chú thích * để

giới thiệu tác giả, tác phẩm và thể thơ (số câu, chữ,cách hiệp vần, đối;tính cô đúc

HĐ2: Đọc – tìm hiểu văn bản.

GV đọc mẫu. Hướng dẫn HS đọc lại bài thơ. Lớp nhận xét, sửa sai, rút KN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả? -Cảnh đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? (Chú ý đến không gian, thời gian, cảnh vật, âm thanh, cuộc sống con người; các từ láy: lác đác, lom khom; các từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia).

-Nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.

Gọi HS đọc hai câu cuối.

Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang.

I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, thể loại:

(Xem chú thích SGK tr. 102)

II/ Đọc - hiểu văn bản:

1.Hai câu đề:

-Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào lúc xế tà (gợi buồn).

-Cảnh vật gồm: cỏ cây, hoa lá, đá núi (Phép điệp từ: chen; điệp âm: a)

* Phong cảnh hoang vu của miền sơn cước.

2.Hai câu thực:

-Phép đối, đảo ngữ, dùng từ láy tượng hình, tả cảnh ngụ tình

-Cảnh Đèo Ngang thấp thoáng có sự sống con người nhưng nhỏ nhoi, ít ỏi, thưa thớt; gợi sự vắng lặng, hiu hắt, ảm đạm.

3.Hai câu luận:

-Phép chơi chữ, nhân hoá, phép đối, từ tượng thanh, sử dụng điển tích (câu 6: mượn cảnh ngụ tình)

-Cảnh hoang vắng; âm thanh tiếng chim cuốc, chim đa đa càng khắc khoải nỗi niềm nhớ thương: nhớ nước, thương nhà và tâm trạng hoài cổ.

4.Hai câu kết:

Tương quan giữa cảnh trời, non, nước với một mảnh tình riêng là tương quan đối lập, ngược chiều.

Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói

một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp?

HĐ3: Tổng kết giá trị bài thơ.

Nhận xét chung về giá trị bài thơ.

HĐ4: GV hướng dẫn HS luyện tập

Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với ta

mảnh tình riêng càng nặng nề, khép kín bấy nhiêu.

Ta với ta: sự cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả.

Câu cuối mang tính chất biểu cảm trực tiếp, cho thấy nỗi buồn cô đơn, thầm kín, hướng nội của tác giả giữa cảnh Đèo Ngang.

III/ Tổng kết: Ghi nhớ SGK tr. 104

Với phong cách trang nhã, bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IV/ Luyện tập:

(Hướng dẫn HS về nhà làm)

IV/ Củng cố:

Đọc lại bài thơ vừa học. - Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ trên.

V/ Dặn dò:

- Học thuộc lòng bài thơ . Học thuộc Ghi nhớ. Làm bài Luyện tập 1 trang 104 SGK -Phân tích được giá trị bài thơ.

- Chuẩn bị bài mới: “ Bạn đến chơi nhà” - Chuẩn bị bài TV: “Chữa lỗi về quan hệ t”.

Ngày soạn: 22.10.2007 Ngày dạy: 29.10.2007 Tuần 8 Tiết 30 BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ I.Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS: Hình dung được tình bạn đậm đà, hồn nhiên của Nguyễn Khuyến. Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.

HS: Trả lời câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:

-Đọc bài thơ Qua Đèo Ngang. -Phân tích giá trị bài thơ.

3.Giới thiệu bài mới:

Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: GV dựa vào chú thích * để

giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến. Bài Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao?(câu, chữ,cách hiệp vần, đối

HĐ2: Đọc – tìm hiểu văn bản.

GV đọc mẫu. Hướng dẫn HS đọc lại bài thơ. Lớp nhận xét, sửa sai, rút KN.

-Bài thơ nói về điều gì? Có cách lập ý như thế nào?

+Cho HS đọc lại câu 1.

Em có nhận xét gì về lối nói của nhà thơ ở câu 1?

+Gọi HS đọc câu 2 đến câu 7.

Theo cách giới thiệu ở câu 1 thì đúng ra, tác giả phải tiếp đãi ra sao khi bạn đến nhà chơi?

Nhưng qua 6 câu tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại thế nào?

Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế? +Đọc câu cuối.

Câu cuối và riêng cụm từ ta với ta nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ? (So sánh với cụm từ này ở bài Qua Đèo Ngang)

HĐ3: Tổng kết giá trị bài thơ.

Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.

HĐ4: GV hướng dẫn HS luyện tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So sánh cụm từ ta với ta ở hai bài thơ.

So sánh ngôn ngữ thơ ở bài này với bài Sau phút chia li đã học.

I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, thể loại:

(Xem chú thích SGK tr. 104 - 105)

II/ Đọc - hiểu văn bản:

1.Câu đầu:

*Lời chào hỏi tự nhiên, trang trọng. Câu thơ tách làm hai vế, lấy sự xa cách tăng niềm vui ngày gặp mặt.

2.Sáu câu giữa:

Hoàn cảnh không có gì khi bạn đến chơi: không có trẻ ở nhà để sai bảo, không gần chợ để mua sắm, không chài được cá, không bắt được gà, không có cải, cà, bầu, mướp, kể cả miếng trầu tiếp khách cũng không có nốt.

Cách nói quá gợi sự đùa vui, dí dỏm, thân tình.

3.Câu cuối:

Tình bạn cao quý, chân thành vượt ra ngoài lễ nghi thông thường.

Ta với ta: sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.

Câu cuối có vai trò quyết định trong việc bộc lộ tình cảm của tác giả với bạn mình.

III/ Tổng kết: Ghi nhớ SGK tr. 105

Bài thơ được lập ý bằng cách cố tình dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết: “Bác đến chơi đây, ta với ta” nhưng trong đó là một giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết.

IV/ Luyện tập:

(Hướng dẫn HS về nhà làm, ý 2 dành cho HS khá, giỏi: phong cách ngôn ngữ đời thường và bác học nhưng đều đã đạt đến độ kết tinh, hấp dẫn).

V/ Củng cố:

V/ Dặn dò:

- Học thuộc lòng bài thơ . Học thuộc Ghi nhớ. Làm bài Luyện tập 1a, b trang 106 SGK

-Phân tích được giá trị bài thơ. Tham khảo bài đọc thêm SGK - Chuẩn bị bài mới: “ Xa ngắm núi thác Lư – Phong kiều dạ bạc” - Chuẩn bị bài TLV: “Bài viết số 2”.

Ngày soạn: 22.10. 2007 Ngày dạy: 2.11.2007 Tuần 8

Tiết 31 - 32 Bài 8

BÀI VIẾT SỐ 2: VĂN BẢN BIỂU CẢMI. Mục tiêu cần đạt: I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên, thực vật, thể hiện tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.

Một phần của tài liệu du la gi? (Trang 49 - 53)