(Xem chú thích SGK tr. 175 - 176)
II/ Đọc - hiểu văn bản:
1.Đọc và tìm hiểu chung về bài văn:
-Bài tuỳ bút đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.
-Bố cục:
+Từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”: tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên.
+ “Tôi yêu … mở hội liên hoan”: cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.
+Phần còn lại: cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân từ khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc.
2.Phân tích:
a.Cảnh sắc, không khí mùa xuân ở đất trời vàlòng người
-Cảnh sắc thiên nhiên: thời tiết, khí hậu đặc biệt: có cái lạnh của “mưa riêu riêu, gió lành lạnh”, có cái ấm áp, nồng nàn của khí xuân, hơi xuân; tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình. Không khí mùa xuân: trong khung cảnh gia đình với bàn thờ, đèn nến, hương trầm...
-Sức sống của thiên nhiên và con người trong mùa xuân bằng hình ảnh so sánh cụ thể và gợi cảm như “Nhựa sống ở trong người … cái lá nhỏ li ti”.
-Đọc lại đoạn văn cuối và tìm hiểu:
+Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả. +Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?
HĐ3: Tổng kết giá trị bài thơ.
Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả.
HĐ4: GV hướng dẫn HS luyện
tập
-Giọng điệu vừa sôi nổi vừa tha thiết - sức truyền cảm
b.Cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng:
-Tác giả đã phát hiện và miêu tả sự thay đổi, chuyển biến của màu sắc và không khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm tháng giêng.
-Tác giả bộc lộ sự quan sát và cảm nhận rất tinh tế, nhạy cảm trong từng chi tiết ngoại cảnh. Biện pháp so sánh được sử dụng hiệu quả.