I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :
-Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm văn biểu cảm.
-Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:
Văn biểu cảm là gì? Nêu các bước làm bài văn biểu cảm?
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu đoạn văn về cây
tre
-GV gọi HS đọc đoạn văn.
Cây tre đã gắn bó với đời sống của người VN bởi những công dụng của nó như thế nào?
Để thể hiện sự gắn bó “còn mãi” của cây tre, đoạn văn đã nhắc đến những gì ở tương lai?
Người viết đã liên tưởng, tưởng tượng cây tre trong tương lai như thế nào?
HĐ2: Tìm hiểu đoạn văn về con
gà đất
Gọi HS đọc đoạn văn.
Tác giả đã say mê con gà đất như thế nào?
Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả?
I/ Những cách lập ý thường gặp của VB biểucảm: cảm:
Tre gắn bó với đời sống người VN bởi nhiều công dụng: vật dụng trong gia đình, đời sống tinh thần từ khi lọt lòng đến lúc nhắm mắt xuôi tay, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp.
-Tre chia bùi sẻ ngọt, vui hạnh phúc hoà bình với chúng ta trong tương lai.
-Tre xanh vẫn là bóng mát, mang khúc nhạc tâm tình, tươi những cổng chào thắng lợi, đu tre, sáo diều tre cao vút. (Tác giả viết bài này vào 1955, chưa nghĩ đến đồ nhựa nhưng công dụng của tre vẫn nhiều hơn tác giả nghĩ: tăm tre, đũa tre, chiếu tre, mĩ nghệ mây tre đan có giá trị trên thị trường quốc tế)
*Gợi nhắc quan hệ với sự vật, liên hệ với tương lai là cách bày tỏ tình cảm đối với sự vật
1.Liên hệ hiện tại với tương lai.
Buổi sáng sớm, mang con gà… ấp nó giữa lòng bàn tay, dồn hơi ngực, ngửa mặt lên trời và gập người… y như dáng điệu con gà gáy; bụm hai bàn tay… giống như người nghệ sĩ thổi kèn đồng. Đồ chơi trẻ con hồi ấy rất hấp dẫn: Đó là nỗi vui
HĐ3: Tìm hiểu đoạn văn về cô
giáo.
Gọi HS đọc đoạn văn.
Đoạn văn đã gợi những kỉ niệm gì về cô giáo?
Để thể hiện tình cảm đối với cô giáo, đoạn văn đã làm thế nào? Tác giả đã tưởng tượng những gì? *GV thuyết giảng đoạn văn viết về “Mõm Lũng Cú tột bắc” của Nguyễn Tuân (thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước của tác giả). Gợi lại kỉ niệm, tưởng tượng tình huống là một cách bày tỏ tình cảm và đánh giá đối với một con người.
HĐ4: Tìm hiểu đoạn văn “U tôi”.
Gọi HS đọc đoạn văn.
Đoạn văn đã nhắc đến những hình ảnh gì về u tôi? Hình bóng và nét mặt u tôi được miêu tả như thế nào?
Để thể hiện tình thương yêu đối với mẹ, đoạn văn đã miêu tả những gì?
*Khắc hoạ hình ảnh con người và nêu nhận xét là cách bày tỏ tình cảm của mình đối với người đó. Em có nhận xét gì về tình cảm và sự việc được nêu trong các đoạn văn trên?
Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK tr.121.
HĐ5: Hướng dẫn HS luyện tập.
Lập ý cho đề bài: Cảm xúc về vườn nhà.
mừng… nỗi tiếc nuối… để lại trong tôi một nỗi gì sâu thẳm, giống như một linh hồn.
2.Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
Kỉ niệm về cô lúc mệt nhọc và đau đớn nhưng luôn yêu thương mọi người; lúc cô thất vọng, khi cô lo lắng, vui sướng…
Đoạn văn đã xây dựng tình huống tưởng tượng để thể hiện tình cảm đối với cô giáo.
Tác giả tưởng tượng “Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô”; không bao giờ em có thể quên cô được.
3.Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn mong ước.
Đoạn văn nhắc đến hình ảnh u tôi đã già, cái bóng u tôi đen đủi và cuộc đời u tôi nghèo khổ.
-Bóng u hoà lẫn với bóng tối; đứng bên cạnh lớp lớp ngày tháng ngậm ngùi… mang ngấn nước mắt và tiếng thở dài. Nét mặt u tôi “trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng”. -Đoạn văn đã miêu tả cái bóng, nét mặt (tóc đường ngôi, mắt, má, miệng cười, răng hểnh khuyết ba lỗ)
4.Quan sát, suy ngẫm.
*Tình cảm trong bài phải chân thật và sự việc nêu ra phải có trong kinh nghiệm (làm cho người đọc tin và đồng cảm).
II/ Luyện tập:
Đề: Cảm xúc về vườn nhà.
Mở bài:Giới thiệu vườn và tình cảm đối với vườn nhà
Thân bài: Miêu tả vườn, lai lịch vườn
-Vườn và cuộc sống vui, buồn của gia đình. -Vườn và lao động của cha mẹ.
-Vườn qua bốn mùa.
Kết bài: Cảm xúc về vườn nhà.