Luật XLVPHC và Điều 15 của Nghị định này Chỉ ra quyết định xử phạt cảnh

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 60 - 62)

cáo đối với NCTN khi không đủ các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở.”. Các

quy định nêu trên đã “xác lập” trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyền trong việc phải ưu tiên xem xét các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở trước khi quyết định xử phạt cảnh cáo đối với NCTN. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại trường hợp chủ thể có thẩm quyền đã không áp dụng biện pháp nhắc nhở mặc dù NCTN đáp ứng đủ các điều kiện.

Ví dụ, N.H.L (sinh năm 2005, là học sinh lớp 10 tại Thành phố Bảo Lộc), vào chiều ngày 15/02/2021 đã tải hình ảnh văn bản số 969/UBND-VX1 ngày 15/02/2021 của UBND Tỉnh Lâm Đồng về việc cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, sinh viên đi học trở lại từ Thứ tư ngày 17/02/2021. Cùng ngày, N.H.L đã sử dụng phần mềm photoshop, chỉnh sửa thông tin về ngày đi học trở lại tại văn bản số 969/UBVND-VX1 nêu trên, từ “Thứ tư ngày 17/02/2021” thành “Thứ hai ngày

01/03/2021”. Sau đó, N.H.L đã gửi hình ảnh do mình chỉnh sửa vào nhóm chat “hội

anh em đam mê bóng rổ” với mục đích trêu đùa bạn bè. Tuy nhiên sau đó, hình ảnh giả mạo này đã được phát tán, lan truyền rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội, gây tâm lý hoang mang, lo lắng của người dân trên địa bàn Tỉnh. Sau khi tiếp nhận thông tin, Công an tỉnh đã triệu tập N.H.L đến trụ sở làm việc, và xác định N.H.L đã thực hiện hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc,

vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”

quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP. Qua quá trình xác minh, làm rõ, Công an tỉnh kết luận rằng, vì N.H.L là đối tượng chưa đủ 16 tuổi, đồng thời có thái độ hợp tác khai báo và hối lỗi về hành vi sai phạm của mình, nên áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo127.

Có thể thấy, việc Công an Tỉnh quyết định xử phạt cảnh cáo đối với N.H.L trong ví dụ nêu trên là chưa phù hợp với quy định pháp luật, mà cụ thể hơn là không

127 Báo Lâm Đồng Online (2021), “Phạt cảnh cáo học sinh giả mạo văn bản của UBND Tỉnh Lâm Đồng”, xem thêm tại: http://baolamdong.vn/phapluat/202102/phat-canh-cao-hoc-sinh-gia-mao-van-ban-cua-ubnd-tinh- thêm tại: http://baolamdong.vn/phapluat/202102/phat-canh-cao-hoc-sinh-gia-mao-van-ban-cua-ubnd-tinh- lam-dong-3044284/, truy cập lần cuối ngày 5/8/2021.

xem xét áp dụng biện pháp nhắc nhở khi NCTN đã đáp ứng đủ điều kiện. Cụ thể, tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định một trong những đối tượng được áp dụng biện pháp nhắc nhở là: “NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị

xử phạt VPHC khi họ tự nguyện khai báo, thừa nhận và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.”. Như vậy, căn cứ theo quy định này, có thể hiểu, mọi NCTN từ

đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện VPHC mà đã khai báo, hối lỗi về hành vi vi phạm của mình thì sẽ thuộc trường hợp được áp dụng biện pháp nhắc nhở. Trong ví dụ nêu trên, N.H.L (sinh năm 2005), tại thời điểm thực hiện VPHC đã được Công an Tỉnh xác định là chưa đủ 16 tuổi. Đồng thời trong quá trình xác minh, làm rõ, N.H.L đã hợp tác khai báo, cũng như hối lỗi về hành vi vi phạm của mình. Như vậy, N.H.L đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật để có thể được xem xét, áp dụng biện pháp nhắc nhở. Song, điều đáng tiếc là, chủ thể có thẩm quyền trong trường hợp này lại quyết định xử phạt N.H.L với hình thức cảnh cáo.

2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên.

2.3.1. Pháp luật vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập

Qua nghiên cứu, hiện nay các quy định pháp luật liên quan đến BPTTXLVPHC vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập. Điều này phần nào đã làm cho việc triển khai áp dụng BPTTXLVPHC trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Có thể liệt kê một số hạn chế, bất cập này như sau:

Thứ nhất, một số quy định về điều kiện áp dụng BPTTXLVPHC vẫn còn mang tính định tính, chưa được rõ ràng.

(1) Đối với điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 139 Luật XLVPHC năm 2012 thì một trong những điều kiện mà NCTN phải đáp ứng để được xem xét áp dụng biện pháp nhắc nhở là thực hiện “VPHC theo quy định bị phạt cảnh cáo”. Tuy nhiên điều kiện này vẫn còn chưa được rõ ràng và dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Cụ thể:

Cách hiểu thứ nhất: “VPHC theo quy định bị phạt cảnh cáo” được hiểu là VPHC mà pháp luật quy định chỉ có thể bị xử phạt với hình thức cảnh cáo.

Các VPHC thuộc trường hợp này được đánh giá là VPHC nhỏ, có mức độ không nghiêm trọng. Vì vậy, pháp luật chỉ quy định một hình thức xử phạt phù hợp đó là hình thức cảnh cáo. Ví dụ, theo quy định tại Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính Phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giáo dục, thì hành vi “Không dạy đủ số tiết hoặc khối lượng học tập trong chương trình giáo dục của

một học phần hoặc một môn học” (dưới 05 tiết) chỉ bị xử phạt với hình thức cảnh

cáo128. Theo quy định tại Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/03/2020 của Chính Phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thì các hành vi như “Không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình” hoặc “Tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” chỉ bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh

cáo129. Các VPHC thuộc trường hợp chỉ bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hiện nay được quy định tại nhiều lĩnh vực khác nhau như: lao động, giáo dục, chứng khoán, bảo hiểm, thuế, hóa đơn, bảo vệ môi trường, kế toán, phòng, chống thiên tai, tài nguyên nước và khoáng sản, bưu chính viễn thông,...130 Tuy nhiên, nhìn chung thì các VPHC này lại được chủ yếu quy định tại các lĩnh vực mà NCTN khó có thể thực hiện, ví dụ như lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, giáo dục,..Trong khi đó, tại các lĩnh vực mà tình trạng NCTN VPHC tương đối phổ biến như lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn trật tự xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, hay giao thông đường bộ, thì pháp luật lại không quy định bất kỳ hành vi nào chỉ có thể bị xử phạt với hình thức cảnh cáo131. Do đó, nếu vận dụng và hiểu theo cách hiểu này, thì khả năng NCTN được áp dụng biện pháp nhắc nhở là rất hạn chế.

Cách hiểu thứ hai: “VPHC theo quy định bị phạt cảnh cáo” được hiểu là VPHC mà theo quy định pháp luật có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc hình thức khác:

Khác với loại VPHC tại cách hiểu thứ nhất, đây là loại VPHC mà pháp luật quy định chủ thể có thẩm quyền có thể xem xét, áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc hình thức xử phạt khác. Ví dụ, theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)