tính giáo dục được áp dụng thay thế cho hình thức xử phạt cảnh cáo đối với NCTN VPHC để NCTN nhận
thức được những vi phạm của mình”.
47 Các nội dung này được đề cập tại Mục I “Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật”, Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ luật”, Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
NCTN”48. Theo đó, pháp luật không đi theo hướng quy định các chế tài mạnh tay để nhanh chóng ngăn chặn tình trạng NCTN vi phạm pháp luật, mà các biện pháp xử lý cần đảm bảo tính nhân văn, chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chú trọng vào công tác giáo dục hơn là trừng trị. Các tư tưởng, quan điểm này đã được cụ thể hóa trong Luật XLVPHC năm 2012, mà cụ thể hơn là việc quy định các BPTTXLVPHC được áp dụng đối với NCTN thực hiện VPHC.
Ngoài ra, BPTTXLVPHC đối với NCTN còn có ý nghĩa trong việc tạo điều kiện cho sự tham gia của cộng đồng, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục NCTN VPHC. Về mặt bản chất, chủ thể thực hiện VPHC sẽ phải chịu các trách nhiệm pháp lý đối với các VPHC của mình, hay còn được gọi là TNHC. Đó là sự phản ứng tiêu cực của Nhà nước đối với chủ thể thực hiện VPHC49. Ở đó, Nhà nước ấn định cho các chủ thể VPHC những quyền và nghĩa vụ nhất định và các chủ thể này phải có trách nhiệm, bổn phận thực hiện chúng50. Mặc dù, BPTTXLVPHC vẫn là biện pháp mang tính “tiêu cực” đối với NCTN. Tuy nhiên biện pháp này có mục đích chính là giáo dục NCTN. Để công tác giáo dục này được diễn ra hiệu quả, thì Nhà nước cần huy động sự tham gia của nhiều chủ thể khác, trong đó quan trọng nhất là gia đình và xã hội. Có thể nói, hầu hết VPPL của NCTN đều có căn nguyên từ sự tác động của môi trường, gia đình, nhà trường và xã hội51. Chính vì vậy, để có thể hạn chế được tình trạng VPPL của NCTN, Nhà nước cần chú trọng giải quyết nguyên nhân VPPL của NCTN, đó là tác động vào môi trường sống, gia đình và xã hội. Một giải pháp có hiệu quả hơn hết đó chính là huy động, khuyến khích sự tham gia của các chủ thể này vào công tác giáo dục. Theo đó, BPTTXLVPHC là biện pháp giúp Nhà nước phần nào đạt được mục đích này. Ví dụ, đối với biện pháp quản lý tại gia đình, thì vai trò của gia đình NCTN là vô cùng quan trọng, đây chính là chủ thể trực tiếp giáo dục NCTN trong quá trình. Nhà nước là chủ thể mang quyền lực, nhưng đây không phải là chủ thể trực tiếp tác động đến quá trình hình thành, phát triển của NCTN.