Khoả n3 Điều 24 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 39 - 40)

111/2013/NĐ-CP, thì việc xem xét áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình còn có thể được thực hiện sau khi kết thúc cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn73.

Từ việc phân tích thủ tục áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

Thứ nhất, thủ tục áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình được pháp luật quy

định chặt chẽ, phức tạp hơn so với thủ tục áp dụng biện pháp nhắc nhở. Nếu như biện pháp nhắc nhở được áp dụng tại chỗ, không cần phải lập biên bản hoặc ban hành quyết định áp dụng, thì việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình phải trải qua các bước khác nhau từ giai đoạn lập hồ sơ đề nghị đến giai đoạn ban hành quyết định áp dụng.

Thứ hai, thủ tục áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình được thực hiện có sự

tham gia của nhiều chủ thể như Trưởng Công an cấp xã, Cơ quan công an cấp huyện, cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp xã,... Theo đó, mặc dù pháp luật quy định Chủ tịch UBND cấp xã là chủ thể có thẩm quyền duy nhất quyết định việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình đối với NCTN. Tuy nhiên, quá trình xem xét áp dụng biện pháp này lại có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau.

Thứ ba, việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có thể là kết quả cuối cùng

của thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với NCTN.

Để làm rõ hơn về thủ tục áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình, tác giả đưa ra sơ đồ dưới đây nhằm mô tả tóm tắt thủ tục áp dụng biện pháp này theo quy định pháp luật:

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)