về quản lý nhà nước đối với hoạt động xử phạt VPHC và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt
BPTTXLVPHC, việc sử dụng CSDLQG về XLVPHC còn tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn thời gian trong công tác xác định đối tượng áp dụng, khả năng đáp ứng điều kiện áp dụng của NCTN.
Bên cạnh đó, CSDLQG về XLVPHC còn giúp cho công tác thống kê, tập hợp số liệu về tình hình áp dụng BPTTXLVPHC đối với NCTN được trở nên dễ dàng, chính xác hơn. Bên cạnh đó, cũng có một điểm cần lưu ý, pháp luật hiện nay chỉ quy định CSDLQG về XLVPHC cập nhật các thông tin liên quan đến việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình đối với NCTN163. Điều này nghĩa là, các thông tin về việc áp dụng biện pháp nhắc nhở sẽ hoàn toàn “vắng mặt” trong hệ thống thông tin của CSDLQG về XLVPHC. Điều này rõ ràng là không hợp lý, phần nào sẽ làm cho công tác tập hợp thông tin, thống kế số liệu về BPTTXLVPHC nói chung và biện pháp nhắc nhở trở nên khó khăn. Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, CSDLQG về XLVPHC cần sớm được đưa vào sử dụng thống nhất
trên phạm vi cả nước164.
Thứ hai, pháp luật cần quy định các thông tin về việc áp dụng biện pháp nhắc
nhở đối với NCTN cũng phải được thể hiện, cập nhật trong hệ thống CSDLQG về XLVPHC. Ngoài ra, việc nghiên cứu, xây dựng một hệ thống thông tin điện tử “dành riêng” cho BPTTXLVPHC đối với NCTN cũng là điều hết sức cần thiết. Hệ thống này sẽ giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, thậm chí là các cơ quan truyền thông, báo đài,.. có thể dễ dàng tra cứu, truy xuất các thông tin chung về tình hình áp dụng BPTTXLVPHC đối NCTN. Hệ thống này sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể có thẩm quyền có thể xem xét, đề ra các chính sách, kế hoạch nhằm quản lý, giáo dục có hiệu quả đối với NCTN, phù hợp với tình hình thực tiễn của xã hội.