Hoàng Minh Khôi, tlđd (48), tr.50.

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 29)

1.2. Quy định pháp luật về các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên đối với người chưa thành niên

1.2.1. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên cụ thể thành niên cụ thể

Hiện nay, theo Luật XLVPHC năm 2012, BTTXLVPHC bao gồm 02 biện pháp, đó là biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình52. Đây là hai biện pháp mang tính xã hội, dựa vào chính đối tượng, cộng đồng và gia đình của NCTN VPHC để thực hiện giáo dục, quản lý đối tượng này53. Cụ thể như sau:

(1) Biện pháp nhắc nhở

Biện pháp nhắc nhở hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 139 Luật XLVPHC năm 2012 và Điều 15 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính Phủ (Nghị định số 81/2013/NĐ-CP). Cụ thể, tại khoản 1 Điều 139 Luật XLVPHC năm 2012 quy định: “Nhắc nhở là BPTTXLVPHC để chỉ ra những vi phạm do NCTN thực hiện, được thực

hiện đối với NCTN VPHC mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC khi có đủ các điều kiện sau….”. Tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP

quy định: “Biện pháp nhắc nhở là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng thay

thế cho hình thức xử phạt cảnh cáo đối với NCTN VPHC để NCTN nhận thức được những vi phạm của mình”. Như vậy, từ các quy định nêu trên, có thể thấy, biện pháp

nhắc nhở là biện pháp có tác dụng thay thế cho hình thức xử phạt cảnh cáo đối với NCTN. Bên cạnh đó, đây còn là biện pháp mang tính giáo dục, nhằm chỉ ra những vi phạm do NCTN thực hiện.

Biện pháp “nhắc nhở” đã từng được một số văn bản quy phạm pháp luật trước đây đề cập đến. Ví dụ, theo quy định tại Thông tư liên bộ số 01/TTLB ngày 13/3/1996 do Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ ban hành hướng dẫn một số điểm về xử phạt VPHC đối với hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị thì chủ thể có thẩm quyền chỉ xử phạt đối với hành vi “Dùng chân

chống quẹt xuống lòng đường khi xe đang chạy” và hành vi “Lắp biển số bị mờ, bị che lấp” người thực hiện VPHC với lỗi cố ý. Trong trường hợp do lỗi vô ý thì chủ

thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp “nhắc nhở”. Một văn bản khác có đề cập đến

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)