Thứ hai, vẫn còn tồn tại tình trạng áp dụng biện pháp nhắc nhở chưa đúng với bản chất của một BPTTXLVPHC được áp dụng đối với NCTN.
Theo quy định của Luật XLVPHC năm 2012, nhắc nhở là một trong hai BPTTXLVPHC được xem xét áp dụng đối với NCTN. Theo đó, về bản chất, nhắc nhở chỉ là biện pháp có tính chất thay thế cho việc xử phạt VPHC và chỉ được áp dụng đối với NCTN. Song, qua khảo sát thực tiễn, trong nhiều trường hợp, việc áp dụng biện pháp nhắc nhở trên thực tế lại chưa được đúng với bản chất của một BPTTXLVPHC đối với NCTN. Ví dụ, tại Tỉnh Gia Lai, trong 06 tháng đầu năm 2018, các huyện thuộc tỉnh đã thành lập tổng cộng 34 đoàn kiểm tra liên ngành liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương. Trong đó, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra tại 861 cơ sở, phát hiện tổng cộng 276 cơ sở VPHC về an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, chủ thể có thẩm quyền đã lập biên bản, xử phạt VPHC đối với 155 cơ sở, 121 cơ sở vi phạm còn lại bị xử lý với hình thức nhắc nhở. Bên cạnh đó, các xã thuộc tỉnh tại địa phương cũng tổ chức nhiều đợt thanh tra, phát hiện 517 cơ sở VPHC, trong đó xử phạt VPHC đối với 31 cơ sở và áp dụng biện pháp nhắc nhở với 486 cơ sở vi phạm122. Tại tỉnh Kiên Giang, từ đầu năm đến tháng 11/2019, Sở Văn hóa và Thể thao của tỉnh đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 132 cơ sở hoạt động giải trí tại địa phương. Trong đó, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều cơ sở VPHC trong hoạt động kinh doanh karaoke, quảng cáo, trò chơi điện tử và thể thao. Kết quả là, đã có 18 cơ sở bị đình chỉ hoạt động, buộc tháo dỡ, di dời; 17 cơ sở bị lập biên bản và xử phạt VPHC. Đồng thời, đã có 97 cơ sở vi phạm bị xử lý với hình thức “nhắc nhở, buộc cam kết”123. Tại tỉnh Lâm Đồng, trong 06 tháng đầu năm 2021, Sở Thông tin và Truyền thông của tỉnh đã phát hiện 250 cá nhân thực hiện VPHC liên quan đến việc đăng tải, chia sẻ sai lệch thông tin về dịch bệnh Covid-19. Trong đó, Sở đã chuyển thông tin cho Công an tỉnh xử lý 02 trường hợp, trực tiếp ban hành quyết định xử phạt VPHC đối với 14 trường hợp với số tiền 147 triệu đồng. Đối với 234 trường hợp VPHC còn lại, Sở đã xử lý bằng hình thức “nhắc nhở qua điện thoại, tin nhắn hoặc bình luận trực tiếp vào bài viết vi phạm”124. Ngoài ra, tác giả cũng xin dẫn một
122 Trang tin điện tử Đảng bộ Tỉnh Gia Lai (2018), “Xử phạt VPHC an toàn vệ sinh thực phẩm 234,6 triệu đồng”, xem thêm tại: http://tinhuygialai.org.vn/suc-khoe--doi-song/xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-an-toan-ve- đồng”, xem thêm tại: http://tinhuygialai.org.vn/suc-khoe--doi-song/xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-an-toan-ve- sinh-thuc-pham-2346-trieu-dong/vi-vn-23976-374.html, truy cập lần cuối ngày 30/7/2021.
123 Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2019), “Kiên Giang xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và gia đình”, xem thêm tại: https://bvhttdl.gov.vn/kien-giang-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh- văn hóa, thể thao và gia đình”, xem thêm tại: https://bvhttdl.gov.vn/kien-giang-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh- trong-linh-vuc-van-hoa-the-thao-va-gia-dinh-20191111100906218.htm, truy cập lần cuối ngày 30/7/2021 124 Trang Thông tin điện tử Công an Tỉnh Lâm Đồng (2021), “Nhắc nhở 243 cá nhân, xử phạt 14 trường hợp đăng tải, chia sẻ sai lệch thông tin Covid – 19”, xem thêm tại:
ví dụ cụ thể như sau:
Vào ngày 24/4/2021, qua rà soát thông tin trên mạng xã hội và phản ánh của người dân qua đường dây nóng, chủ thể có thẩm quyền đã phát hiện ông Hà Văn K (sinh năm 1988) đã thực hiện hành vi đăng tải, chia sẻ hình ảnh của cá nhân, tổ chức đang làm nhiệm vụ. Cụ thể là hình ảnh công việc của Đội Trật tự đô thị của Thành phố. Trong quá trình xác minh, làm rõ, Sở đã xác định ông Hà Văn K đã thực hiện hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu
khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân” quy
định tại Điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 do Chính Phủ ban hành quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Tại buổi làm việc ngày 28/04/2021, cơ quan có thẩm quyền đã giải thích chức năng, nhiệm vụ của Đội Trật tự đô thị thành phố cho ông K biết và nêu rõ tác hại cũng như sự ảnh hưởng của việc đưa thông tin, chụp ảnh và đăng tải lên mạng xã hội, gây hoang mang trong dư luận là vi phạm quy định về sử dụng mạng xã hội. Qua đó, cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng hình thức xử lý đối với ông K là “nhắc nhở và viết bản cam kết không tái phạm”125.
Qua một số ví dụ nêu trên, có thể thấy, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp “lạm dụng” biện pháp nhắc nhở, áp dụng biện pháp này một cách “tùy tiện” chưa đúng với bản chất của một BPTTXLVPHC được áp dụng đối với NCTN. Cụ thể, biện pháp này đã được áp dụng đối với các tổ chức (cơ sở) VPHC hoặc cá nhân VPHC không phải là NCTN (như trường hợp của ông Hà Văn K). Bên cạnh đó, về hình thức áp dụng, biện pháp nhắc nhở theo quy định pháp luật phải được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ126. Song thực tế lại cho thấy điều ngược lại, nhiều trường hợp nhắc nhở được thực hiện “qua điện thoại hoặc bình luận trực tiếp vào bài viết vi phạm” hoặc nhắc nhở có kèm theo “cam kết không vi phạm”.
https://lamdong.gov.vn/sites/congan/tintuc/anninhtrattu/SitePages/Nhac-nho-243-ca-nhan-xu-phat-14-truong- hop-dang-tai-chia-se-sai-lech-thong-tin-Covid-19.aspx, truy cập lần cuối ngày 30/7/2021
125 Trang Thông tin điện tử Sở Thông tin và Truyền thông Tỉnh Lạng Sơn (2021), “Xử lý việc đưa tin gây ảnh hưởng đến cá nhân và tổ chức trên facebook”, xem thêm tại: https://stttt.langson.gov.vn/en/xu-ly-viec-dua-tin- hưởng đến cá nhân và tổ chức trên facebook”, xem thêm tại: https://stttt.langson.gov.vn/en/xu-ly-viec-dua-tin- gay-anh-huong-den-ca-nhan-va-chuc-tren-facebook, truy cập lần cuối ngày 02/8/2021.