Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 23/2012/TT-BCA quy định: “ Nhà trường là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 77 - 80)

giáo dục quốc dân, bao gồm: Cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, cơ sở giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Các cơ sở giáo dục đó ở các cấp học và trình độ đào tạo, bao gồm: Cơ sở giáo dục mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo), cơ sở giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề), cơ sở giáo dục đại học và sau đại học.”

81/2013/NĐ-CP và Nghị định số 111/2013/NĐ-CP chỉ được áp dụng để xác định tuổi cho đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nói chung và biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nói riêng156. Các quy định này không thể được áp dụng để xác định tuổi của NCTN trong trường hợp chủ thể có thẩm quyền xem xét áp dụng BPTTXLVPHC. Như vậy, trong trường hợp không thể xác định được chính xác tuổi của NCTN trên thực tế, chủ thể có thẩm quyền sẽ không có cơ sở pháp lý rõ ràng để giải quyết. Theo đó, tác giả kiến nghị pháp luật cần có quy định cụ thể về nguyên tắc xác định tuổi của NCTN đối với trường hợp chủ thể có thẩm quyền xem xét áp dụng BPTTXLVPHC. Theo đó, các quy định về nguyên tắc xác định tuổi của đối tượng bị xử lý hành chính hiện nay đã tương đối đầy đủ, đây có thể là cơ sở tham khảo để quy định về nguyên tắc xác định tuổi trong trường hợp áp dụng BPTTXLVPHC.

Thứ ba, pháp luật cần quy định việc áp dụng biện pháp nhắc nhở được thực hiện bằng văn bản, có hồ sơ lưu trữ

Theo ý kiến của người làm công tác thực tiễn, thì công tác tập hợp, thống kê số liệu về các trường hợp NCTN được áp dụng BPTTXLVPHC hiện nay cũng gặp một số khó khăn nhất định. Đặc biệt là đối với biện pháp nhắc nhở, do được thực hiện ngay tại chỗ, bằng lời nói nên việc thống kê, tập hợp số liệu chính xác là rất khó khăn157. Việc áp dụng biện pháp nhắc nhở cũng là một hoạt động áp dụng pháp luật. Nếu đã là một hoạt động áp dụng pháp luật thì tất yếu phải đặt vấn đề kiểm tra, đánh giá nhằm bảo vệ quyền lợi cho người dân nói chung và NCTN nói riêng, bảo vệ trật tự pháp quyền. Do đó, việc quy định biện pháp nhắc nhở chỉ được áp dụng bằng lời nói, không có bất kỳ hồ sơ nào được lưu trữ như hiện nay là chưa thật sự hợp lý. Vì vậy, tác giả kiến nghị pháp luật cần quy định việc áp dụng biện pháp nhắc nhở cần được thực hiện bằng văn bản, có hồ sơ thông tin được lưu trữ cụ thể nhằm đảm bảo công tác thống kê, tập hợp số liệu cũng như việc đánh giá tính hiệu quả của biện pháp này.

2.4.2. Về công tác tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức pháp luật về biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính cho chủ thể có thẩm quyền về biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính cho chủ thể có thẩm quyền

Khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về BPTTXLVPHC đối với NCTN luôn cần phải đi đôi với chú trọng công tác tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức pháp luật cho chủ thể có thẩm quyền. Chính vì vậy, tác giả kiến nghị

156 Điều 13 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, Điều 12 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP. 157 Xem thêm Phụ lục 01. 157 Xem thêm Phụ lục 01.

việc tập huấn, bồi dưỡng trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức pháp luật về BPTTXLVPHC cho các chủ thể có thẩm quyền cần được chú trọng. Theo đó, các buổi tập huấn, bồi dưỡng trình độ cần đảm bảo được tổ chức thường xuyên, thu hút sự tham gia đầy đủ của các chủ thể có thẩm quyền liên quan đến công tác áp dụng BPTTXLVPHC. Các nội dung tập huấn, bồi dưỡng cần đi sâu, chi tiết các vấn đề pháp lý liên quan đến BPTTXLVPHC đối với NCTN. Thông qua các buổi tập huấn, bồi dưỡng, chủ thể có thẩm quyền phải đảm bảo nắm được đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến BPTTXLVPHC như điều kiện áp dụng, đối tượng NCTN được xem xét áp dụng, thẩm quyền áp dụng cũng như việc thi hành biện pháp này. Từ đó, giúp cho công tác áp dụng pháp luật trên thực tế được diễn ra thống nhất, đúng pháp luật.

Bên cạnh việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ, thì nhận thức của chủ thể có thẩm quyền về BPTTXLVPHC được áp dụng đối với NCTN cũng là một vấn đề cần đặc biệt đảm bảo. Như đã phân tích, hiện nay vẫn còn tình trạng chủ thể có thẩm quyền có tâm lý “ngại” áp dụng BPTTXLVPHC, xuất phát từ việc cho rằng các biện pháp này là quá nhẹ, không mang nhiều ý nghĩa, đặc biệt là đối với biện pháp nhắc nhở, do không có hồ sơ lưu trữ nên tình trạng chủ thể có thẩm quyền “không muốn” áp dụng vẫn diễn ra trên thực tế. Để khắc phục tình trạng này, chủ thể có thẩm quyền cần được tập huấn nhằm thay đổi nhận thức về ý nghĩa, vai trò của các BPTTXLVPHC được Luật XLVPHC năm 2012 ghi nhận.

2.4.3. Về công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính của chủ thể có thẩm quyền. phạm hành chính của chủ thể có thẩm quyền.

Theo quan điểm của tác giả, hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động áp dụng pháp luật về XLVPHC nói riêng cần phải được thực hiện theo nguyên tắc “có thưởng có phạt”. Theo đó, để kịp thời phát hiện những hành vi áp dụng không đúng quy định pháp luật về BPTTXLVPHC, thì công tác kiểm tra, giám sát là hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết phải được thực hiện một cách nghiêm túc.

Do đó, tác giả kiến nghị chủ thể có thẩm quyền cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng pháp luật về BPTTXLVPHC. Cụ thể, công tác kiểm tra, giám sát cần được lên kế hoạch cụ thể về nội dung, thời điểm kiểm tra, giám sát và đối tượng cụ thể chịu sự kiểm tra giám sát. Theo đó, nội dung kiểm tra, giám sát phải bao gồm việc chấp hành pháp luật về BPTTXLVPHC của chủ thể có thẩm quyền. Các nội dung này có thể được lồng nghép trong kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động áp dụng pháp luật về XLVPHC nói chung hoặc được kiểm tra, giám sát. Bên cạnh

đó, cần kết hợp việc kiểm tra, giám sát thường xuyên, theo kế hoạch lẫn đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các hành vi thực hiện không đúng quy định pháp luật về BPTTXLVPHC, cũng như phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong công tác áp dụng pháp luật để có phương hướng khắc phục. Việc kiểm tra, giám sát cần kết hợp với việc xử lý triệt để các hành vi tiêu cực, thiếu trách nhiệm, trái pháp luật trong công tác áp dụng pháp luật về BPTTXLVPHC. Điều này đòi hỏi chủ thể kiểm tra, giám sát phải thực sự khách quan, công tâm trong công tác xử lý, tránh tình trạng “giơ cao đánh khẽ”, “dung túng”, “bao che” cho hành vi vi phạm.

2.4.4. Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính vi phạm hành chính

Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BPTTXLVPHC là vấn đề đặc biệt quan trọng. Theo đó, tác giả kiến nghị pháp luật về BPTTXLVPHC cần được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, trong đó đặc biệt chú trọng đối với hai nhóm đối tượng chính: (i) NCTN; (ii) Các gia đình có NCTN. Bởi đây là các nhóm đối tượng chịu tác động trực tiếp bởi các quy định pháp luật về BPTTXLVPHC.

Về hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BPTTXLVPHC, cần đảm bảo tính phù hợp với từng đối tượng, thu hút được đông đảo sự quan tâm, chú ý của người dân. Qua đó, các hình thức có thể được sử dụng như việc phổ biến pháp luật trực tiếp, tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật hoặc thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như loa phát thanh, biểu ngữ; đăng tải thông tin trên các trang thông tin điện tử,... Đặc biệt, đối với NCTN, vì đa phần đây là lứa tuổi còn đang học tập trên ghế nhà trường, nên cần nghiên cứu tổ chức các buổi trao đổi pháp luật, các buổi sinh hoạt chủ điểm, sinh hoạt đầu tuần, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về BPTTXLVPHC ngay tại trường học. Bên cạnh đó, việc sử dụng các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram, Youtube,.. để tuyên truyền, giáo dục pháp luật cũng là điều cần thiết. Theo thống kê, ở Việt Nam hiện nay đã có hơn 68.17 triệu người đang sử dụng các ứng dụng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube, Instagram158. Thực tế đã cho thấy, hiện nay nhiều địa phương đã sử dụng các ứng dụng mạng xã hội để thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến với người dân. Đơn cử, tại Thừa Thiên Huế, địa phương này trong thời gian qua đã chú trọng thông tin,

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)