sạch”. Chính điều này sẽ giúp cho NCTN có thể dễ dàng hòa nhập với cộng đồng hơn, góp phần nâng cao tính hiệu quả trong công tác giáo dục NCTN của Nhà nước, đặc biệt là nhằm tránh mang lại tâm lý ức chế, thù hằn cho NCTN.
Thứ năm, chủ thể có thẩm quyền phải ưu tiên xem xét các điều kiện áp dụng BPTTXLVPHC đối với NCTN trước khi quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Đây là nguyên tắc thể hiện rõ nét nhất quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề ưu tiên áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng, đề cao tính giáo dục, quản lý hơn tính răn đe trong xử lý NCTN VPHC. Nguyên tắc này không được quy định trực tiếp trong Luật XLVPHC năm 2012 mà được ghi nhận tại các văn bản dưới luật. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP có quy định như sau: “……Chỉ ra quyết định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên khi
không đủ các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở.”. Tại khoản 6 Điều 2 Nghị định
số 111/2013/NĐ-CP cũng có quy định: “Đối với NCTN thuộc đối tượng quy định tại
Điểm c Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này, chỉ quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn khi không đủ điều kiện áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình không được coi là đã bị XLVPHC.”
Như vậy, nguyên tắc này đặt ra một yêu cầu có tính bắt buộc đối với chủ thể có thẩm quyền trong quá trình xem xét áp dụng các biện pháp xử lý đối với NCTN VPHC là phải ưu tiên xem xét trước khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng BPTTXLVPHC của NCTN trước khi ra quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Theo đó, các trường hợp chủ thể có thẩm quyền “bỏ qua” việc xem xét các khả năng áp dụng BPTTXLVPHC trước khi ban hành quyết định xử phạt cảnh cáo, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đều sẽ được xem là trái với nguyên tắc này.
1.2.3. Điều kiện áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. người chưa thành niên.
(1) Đối với biện pháp nhắc nhở:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 139 Luật XLVPHC năm 2012, NCTN để có thể được áp dụng biện pháp nhắc nhở thì phải đáp ứng đầy đủ hai điều kiện: (i) Thực hiện VPHC mà theo quy định bị phạt cảnh cáo; (ii) Đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
Đối với điều kiện “VPHC theo quy định bị phạt cảnh cáo”. Về mặt bản chất, cảnh cáo chính là sự khiển trách công khai của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức
VPHC. So với hình thức phạt tiền, cảnh cáo là hình thức xử phạt tương đối nhẹ hơn, mang ý nghĩa giáo dục nhiều hơn là trừng phạt61. Chính vì vậy mà hình thức xử phạt này chỉ được áp dụng đối với các VPHC nhỏ, không nghiêm trọng62. Hay nói cách khác, có thể hiểu, một VPHC nếu được pháp luật (chủ yếu là các Nghị định của Chính phủ về xử phạt VPHC trong các lĩnh vực) quy định bị xử phạt cảnh cáo thì hành vi vi phạm đó được Nhà nước đánh giá là có tính chất không nghiêm trọng, nên không cần thiết phải áp dụng các hình thức xử phạt nặng hơn. Nhắc nhở là BPTTXLVPHC có hậu quả pháp lý gần nhất với hình thức xử phạt cảnh cáo. Vì vậy mà biện pháp nhắc nhở tất yếu cũng chỉ nên được áp dụng đối với các VPHC không quá nghiêm trọng, ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với các VPHC khác. Đây cũng chính là cơ sở mà pháp luật ghi nhận điều kiện “VPHC theo quy định bị phạt cảnh cáo” là một trong những điều kiện để áp dụng biện pháp nhắc nhở.
Đối với điều kiện “NCTN vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về
hành vi vi phạm của mình”. Ngoài quy định về việc thực hiện VPHC không nghiêm
trọng, thì pháp luật còn xem xét đến yếu tố thái độ của NCTN để làm căn cứ áp dụng biện pháp nhắc nhở. Theo đó, NCTN phải thật sự có thái độ hợp tác, tích cực giúp đỡ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi vi phạm, mà cụ thể hơn là biểu hiện thông qua việc NCTN tự nguyện khai báo và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình. “Tự nguyện khai báo” có thể hiểu là trường hợp NCTN trong quá trình chủ thể có thẩm quyền xác minh, làm rõ hành vi vi phạm đã tự nguyện khai nhận một cách trung thực, đầy đủ và chính xác tất cả những thông tin mà mình biết liên quan đến hành vi vi phạm mà họ đã thực hiện. Đây có thể là các thông tin về cách thức, thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm, các tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm,... “Thành thật hối lỗi” là điều kiện thể hiện thái độ ăn năn, hối cãi của NCTN về hành vi vi phạm của mình. Theo đó, NCTN phải có thái độ tự nguyện nhìn nhận ra những lỗi lầm của mình, sẵn sàng chấp nhận và chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp xử lý của chủ thể có thẩm quyền. Sự “thành
thật hối lỗi” của NCTN không chỉ được biểu hiện thông qua thái độ, lời nói mà còn
có thể được biểu hiện bằng hành vi, cử chỉ cụ thể thể hiện sự ăn năn, hối cãi của NCTN.