Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, tr. 48.
57 Cao Vũ Minh (2020), Xử lý kỷ luật công chức – Lý luận và thực tiễn (tái bản lần thứ 1 có sửa chữa, bổ sung), sách chuyên khảo, Nxb. Thanh niên, tr. 60. sách chuyên khảo, Nxb. Thanh niên, tr. 60.
công bằng. Theo đó, việc áp dụng BPTTXLVPHC phải được thực hiện công bằng đối với tất cả NCTN đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật, không phân biệt giới tính, tuổi tác, nhân thân, gốc gác,...Điều này đòi hỏi chủ thể có thẩm quyền khi xem xét áp dụng BPTTXLVPHC cần phải thật sự khách quan trong việc đánh giá hành vi vi phạm, mà đặc biệt là vấn đề xác minh, làm rõ liệu NCTN có đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật để được áp dụng BPTTXLVPHC hay không. Việc đánh giá này không bị chi phối bởi bất kỳ yếu tố nào khác (có thể là các yếu tố chủ quan của chủ thể có thẩm quyền áp dụng hoặc các yếu tố khác thuộc về NCTN). Ngoài ra, với tư cách là một hoạt động áp dụng pháp luật, việc áp dụng BPTTXLVPHC phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật như thẩm quyền áp dụng, điều kiện áp dụng, trình tự, thủ tục áp dụng,... Nguyên tắc này được đặt ra nhằm tránh tình trạng lạm quyền, ảnh hưởng đến quyền lợi của NCTN cũng như trật tự pháp quyền. Bởi lẽ, suy cho cùng, dù pháp luật là do các cơ quan nhà nước đặt ra song nó vẫn phải giữ được vai trò thượng tôn đối với nhà nước và cơ quan nhà nước. Đây là nội dung mang tính cốt lỗi của khái niệm pháp quyền và nhà nước pháp quyền trong lý luận và thực tiễn58.
Thứ hai, chỉ được áp dụng các BPTTXLVPHC đã được quy định trong Luật XLVPHC năm 2012.
Nguyên tắc này đặt ra nhằm đề cao tính pháp lý của các BPTTXLVPHC. Với vai trò là các biện pháp có tác dụng làm giảm bớt đi hậu quả pháp lý mà NCTN phải gánh chịu khi thực hiện VPHC, thì BPTTXLVPHC tất yếu phải được Luật chính thức quy định. Điều này nhằm tránh tình trạng lạm quyền, áp dụng các biện pháp có tính chất “thay thế” cho các hình thức xử phạt, biện pháp xử lý hành chính đối với NCTN một cách tùy tiện, làm giảm đi tính hiệu quả trong công tác đấu tranh, phòng chống VPHC nói chung và VPHC do NCTN thực hiện nói riêng. Luật XLVPHC năm 2012 quy định BPTTXLVPHC chỉ bao gồm 02 biện pháp là nhắc nhở và quản lý tại gia đình59. Luật cũng không có bất kỳ quy định nào cho phép các chủ thể khác như Chính Phủ, Bộ hoặc Cơ quan ngang bộ,...được quyền quy định thêm các BPTTXLVPHC khác ngoài các biện pháp đã được quy định trong Luật. Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung, giảm bớt các BPTTXLVPHC chỉ thuộc thẩm quyền duy nhất của Quốc hội. Điều này nghĩa là, bất kỳ biện pháp nào có tính chất thay thế cho việc áp dụng hình