Bộ Tư Pháp – UNICEF, tlđd (91), tr 77 146 Xem thêm Phụ lục 02.

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 70 - 71)

quyền, trong đó bao gồm cả các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến BPTTXLVPHC đối với NCTN. Thậm chí, Nghị định số 111/2013/NĐ-CP còn có quy định bắt buộc quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình phải ghi nhận về “Quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật” của đối tượng bị áp dụng147. Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra rằng, liệu các quy định này có thực sự đảm bảo được mục đích của nó trên thực tế hay không. Đặc biệt là với thực trạng nhận thức của NCTN về BPTTXLVPHC hiện nay vẫn còn tương đối hạn chế. Theo đó, họ không được trang bị đầy đủ về kiến thức, hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan đến BPTTXLVPHC để “đòi hỏi” quyền lợi cho mình, ví dụ như các trường hợp chủ thể có thẩm quyền “bỏ qua” việc áp dụng BPTTXLVPHC mặc dù NCTN đã đủ điều kiện hoặc việc áp dụng BPTTXLVPHC của chủ thể có thẩm quyền không được thực hiện đúng theo quy định pháp luật,.. Chính vì nguyên nhân này, mà công tác áp dụng BPTTXLVPHC hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế, chưa đạt được hiểu quả mong muốn.

Nhận thức hạn chế của NCTN đối với BPTTXLVPHC có nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiện nay vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Không thể phủ nhận rằng, trong thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về XLVPHC đã được nhiều địa phương quan tâm sâu sát với sự đa dạng hóa về nội dung, hình thức phổ biến tuyên truyền. Song thực tế cũng cho thấy, vẫn còn nhiều địa phương (đặc biệt là các địa phương ở các vùng sâu, vùng xa,..) chưa thật sự quan tâm đến công tác này. Một số chương trình giáo dục, phổ biến pháp luật về XLVPHC nói chung và BPTTXLVPHC nói riêng vẫn còn mang tính hình thức, không có tính thực tế cao. Theo kết quả khảo sát xã hội học, khi được hỏi về việc “Địa phương, trường học, các tổ chức sinh hoạt mà bạn đang tham

gia có thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền cho bạn các quy định pháp luật về BPTTXLVPHC đối với NCTN hay không?”, thì có đến 53 NCTN (chiếm tỷ lệ 44.2%)

trả lời rằng “Chưa từng tổ chức”148.

2.3.4. Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính vẫn chưa được đưa vào triển khai trên thực tế được đưa vào triển khai trên thực tế

Trong hoạt động XLVPHC, thì công tác hệ thống, tập hợp thông tin về đối tượng bị XLVPHC là vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ giúp cho các cơ quan

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)