Điều 22 Luật XLVPHC năm 2012 quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức VPHC, có

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 37)

tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi VPHC do NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.”

(2) Đối với biện pháp quản lý tại gia đình:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 140 Luật XLVPHC năm 2012, điều kiện để NCTN được xem xét áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình bao gồm: (i) NCTN vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình; (ii) Có môi trường sống thuận lợi; (iii) Cha mẹ hoặc người giám hộ của NCTN có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình. Cụ thể:

Đối với điều kiện “NCTN vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về

hành vi vi phạm của mình”. Đây là điều kiện được đặt ra tương tự như biện pháp nhắc

nhở đã được phân tích trước đó.

Đối với điều kiện “Có môi trường sống thuận lợi”. Môi trường sống của NCTN có thể hiểu là tổng hòa các yếu tố có ảnh hưởng đến cuộc sống của NCTN như môi trường gia đình, môi trường làm việc, môi trường sinh hoạt, vui chơi, giải trí,... Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 48/2014/TT-BCA ngày 17/10/2014 do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP (Thông tư số 48/2014/TT-BCA) có quy định như sau: “Việc đánh giá điều kiện về có

môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp quản lý tại gia đình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP căn cứ vào quy định tại Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “an toàn về an ninh, trật tự” để xem xét, quyết định.”. Theo đó, việc xác

định một môi trường sống có được xem là “thuận lợi” hay không sẽ được thực hiện trên cơ sở các quy định tại Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 do Bộ trưởng Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” (Thông tư số 23/2012/TT-BCA).

Đối với điều kiện “Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc

quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình”. Tại điểm c khoản 1

Điều 5 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP có đưa ra hướng dẫn về điều kiện này như sau: “Cha mẹ hoặc người giám hộ có nhân thân tốt, có điều kiện thuận lợi để quản lý, giáo

dục NCTN và có bản cam kết theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Nghị định này”.

Từ quy định này, có thể thấy, “Đủ điều kiện thực hiện việc quản lý” được hiểu là việc cha mẹ hoặc người giám hộ của NCTN “có nhân thân tốt và có điều kiện thuận lợi

tại gia đình” được hiểu là cha, mẹ hoặc người giám hộ của NCTN đã có bản tự cam

kết theo quy định của pháp luật. Đối với điều kiện “Cha mẹ hoặc người giám hộ có

nhân thân tốt và có đủ điều kiện thuận lợi để quản lý, giáo dục NCTN”. Pháp luật

hiện nay không có quy định định nghĩa như thế nào là có “nhân thân tốt” và “đủ điều

kiện thuận lợi để quản lý, giáo dục NCTN”. Tuy nhiên, tại điểm c khoản 1 Điều 5

Thông tư số 48/2014/TT-BCA có quy định hướng dẫn về điều kiện áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như sau: “Cha, mẹ hoặc người giám hộ có nhân thân tốt, đang cư

trú cùng với người được giáo dục; có nguồn thu nhập ổn định và đáp ứng đủ mức sống tối thiểu cho người được giáo dục; có kế hoạch, điều kiện và thời gian thuận lợi để quản lý, giáo dục người được giáo dục; có bản cam kết bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.” Như vậy, có thể suy

ra, tiêu chí “đủ điều kiện thuận lợi để quản lý, giáo dục NCTN” sẽ được xác định thông qua việc cha, mẹ hoặc người giám hộ của NCTN đáp ứng các điều kiện: (i) Đang cư trú cùng với NCTN; (ii) Có nguồn thu nhập ổn định và đáp ứng đủ mức sống tối thiểu cho NCTN; (iii) Có kế hoạch, điều kiện và thời gian thuận lợi để quản lý, giáo dục NCTN. Song, do quy định nêu trên vẫn chưa làm rõ được điều kiện “nhân

thân tốt”.

1.2.4. Thẩm quyền áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. với người chưa thành niên.

(1) Đối với biện pháp nhắc nhở:

Luật XLVPHC năm 2012 không có quy định cụ thể về chức danh có thẩm quyền áp dụng biện pháp nhắc nhở mà chỉ ghi nhận nguyên tắc chung “người có thẩm

quyền xử phạt quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở”63. Theo quy định này, có thể suy ra rằng, các chức danh được Luật XLVPHC năm 2012 quy định có thẩm quyền xử phạt VPHC thì sẽ có thẩm quyền áp dụng biện pháp nhắc nhở đối với NCTN VPHC64.

(2) Đối với biện pháp quản lý tại gia đình:

Theo khoản 2 Điều 140 Luật XLVPHC năm 2012 và khoản 2 Điều 6 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP, thì thẩm quyền áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã nơi NCTN cư trú. Theo quy định tại Điều 12 Luật Cư trú số 68/2020/QH14 ngày 13/11/2020 (Luật Cư trú năm 2020) thì “nơi NCTN cư

63 Khoản 2 Điều 139 Luật XLVPHC năm 2012.

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)