Khoả n4 Điều 2, Điều 139, 140 Luật XLVPHC năm 2012.

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 33)

thức xử phạt VPHC hay biện pháp xử lý hành chính đối với NCTN VPHC ngoài các biện pháp quy định tại Luật XLVPHC năm 2012 đều không được xem là BPTTXLVPHC.

Thứ ba, chỉ áp dụng BPTTXLVPHC đối với NCTN đáp ứng đủ các điều kiện

Luật XLVPHC năm 2012 quy định một trong những nguyên tắc XLVPHC đối với NCTN đó là “Các BPTTXLVPHC phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều

kiện quy định tại Chương II của Phần này”60. Về bản chất, BPTTXLVPHC là các biện pháp có tính chất đặc biệt, thể hiện ở chỗ, đây là các biện pháp có tác dụng thay thế cho hình thức xử phạt và biện pháp xử lý hành chính mà lẽ ra NCTN phải bị áp dụng. Vì vậy, trên cơ sở đảm bảo hài hòa giữa vấn đề bảo vệ quyền lợi của NCTN và công tác phòng ngừa, ngăn chặn VPHC, thì BPTTXLVPHC không thể được áp dụng cho mọi NCTN VPHC. Theo đó, Luật XLVPHC năm 2012 đã đặt ra các điều kiện mà NCTN muốn được áp dụng BPTTXLVPHC thì phải đáp ứng đầy đủ. Ngược lại, chủ thể có thẩm quyền cũng chỉ được phép áp dụng BPTTXLVPHC đối với NCTN đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà Luật đã đặt ra. Điều này đòi hỏi trong quá trình xác minh, chủ thể có thẩm quyền cần phải đảm bảo việc xác định đúng và đầy đủ các điều kiện của NCTN, làm cơ sở cho việc áp dụng BPTTXLVPHC. Xác định đúng và đủ các điều kiện này sẽ giúp cho các hoạt động áp dụng BPTTXLVPHC được chính xác và đúng pháp luật.

Thứ tư, việc áp dụng BPTTXLVPHC không được coi là đã bị XLVPHC

Đây là nguyên tắc được ghi nhận chính thức trong Luật XLVPHC năm 2012. Cụ thể, khoản 5 Điều 134, Luật XLVPHC năm 2012 quy định “Việc áp dụng

BPTTXLVPHC không được coi là đã bị XLVPHC”. Theo đó, khi NCTN bị áp dụng

các BPTTXLVPHC thì bản thân họ sẽ vẫn được xem là chưa bị XLVPHC. Điều này có nghĩa là, sau khi đã bị áp dụng BPTTXLVPHC, nếu NCTN lại tiếp tục thực hiện VPHC khác, thì về nguyên tắc, VPHC sau sẽ vẫn được xem là hành vi vi phạm lần đầu. Trong trường hợp này, việc XLVPHC đối với VPHC sau sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật trên cơ sở xem hành vi này là vi phạm lần đầu của NCTN. Vì vậy, có thể tạm hiểu, khi bị áp dụng BPTTXLVPHC, thì NCTN sẽ không bị xem là đã có “tiền sự” (tương tự như không có án tích trong pháp luật hình sự). Bản chất của nguyên tắc này chính là việc đảm bảo cho NCTN sẽ được “xóa tiền sự” một cách vô điều kiện khi bị áp dụng BPTTXLVPHC với mục đích tạo cho NCTN một “lý lịch

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)