Quy định tại khoả n5 Điều 90 Luật XLVPHC năm 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung năm

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 45 - 48)

là tội phạm”. Sự sửa đổi này nhằm đảm bảo tính thống nhất với các quy định về tội

phạm của BLHS năm 2015. Theo đó, đối với một số hành vi mà pháp luật đã quy định việc thực hiện nhiều lần hành vi đó đã được xem là tội phạm theo quy định của BLHS năm 2015 thì sẽ không đặt vấn đề xem xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người vi phạm84.

Hai là, NCTN là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt

VPHC và bị lập biên bản VPHC tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy85.

Đây là đối tượng mới được ghi nhận thuộc các trường hợp xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn (theo quy định hiện hành, NCTN sử dụng trái phép chất ma túy không thuộc đối tượng áp dụng của biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn). Trong quá trình soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, thì một trong hai vấn đề đã thu hút được sự quan tâm, tranh luận của các đại biểu Quốc hội đó là việc nên hoặc không nên áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với NCTN là người dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, nên áp xem xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với nhóm đối tượng này nhằm tăng cường quản lý về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong điều kiện Việt Nam hiện nay, đồng thời, là những biện pháp phòng ngứa sớm, với những đặc thù riêng là rất

84 Ủy ban thường vụ Quốc hội, tlđd (80), tr. 13

85 Quy định tại khoản 5 Điều 90 Luật XLVPHC năm 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 năm 2020

cần thiết. Loại ý kiến thứ hai cho rằng nên thận trọng việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với nhóm tuổi này bởi chưa phù hợp với nguyên tắc bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Mục đích áp dụng chế tài đối với NCTN là nhằm giáo dục, chứ không phải trừng phạt86.

Như vậy, có thể thấy, việc bổ sung nhóm đối tượng NCTN nêu trên vào phạm vi xem xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn lẫn biện pháp quản lý tại gia đình được xem là giải pháp nhằm đảm bảo hài hòa hai loại ý kiến nêu trên. Theo đó, đối với những NCTN thuộc trường hợp này, nhưng đáp ứng thêm các điều kiện khác được Luật định thì sẽ được xem xét chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Điều này không chỉ đảm bảo tính cá thể hóa, phân hóa mà còn đảm bảo nguyên tắc đề cao tính giáo dục hơn trừng phạt trong xử lý NCTN vi phạm pháp luật.

86 Báo Nhân dân (2020), “Hai vấn đề còn nhiều ý kiến tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật XLVPHC”, xem thêm tại: https://nhandan.vn/thoi-su-phap-luat/hai-van-de-con-nhieu-y-kien-tai-du-thao-luat-sua-doi-bo-sung- thêm tại: https://nhandan.vn/thoi-su-phap-luat/hai-van-de-con-nhieu-y-kien-tai-du-thao-luat-sua-doi-bo-sung- luat-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-459024/, truy cập lần cuối ngày 01/06/2021

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp lý về các BPTTXLVPHC đối với NCTN, có thể rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, BPTTXLVPHC đối với NCTN là các biện pháp mang tính cưỡng

chế do chủ thể có thẩm quyền áp dụng để thay thế cho việc áp dụng hình thức xử phạt VPHC hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với NCTN thực hiện VPHC khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình.

Thứ hai, BPTTXLVPHC có các đặc điểm như mang tính quyền lực nhà nước;

được áp dụng bởi các chủ thể có thẩm quyền theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định; không có tác dụng thay thế cho tất cả các hình thức xử phạt VPHC, biện pháp xử lý hành chính đối với NCTN.

Thứ ba, BPTTXLVPHC áp dụng đối với NCTN có ý nghĩa quan trọng trong

công tác đấu tranh, phòng ngừa VPHC, là biểu hiện của việc thể chế hóa các đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng, tiếp thu các chuẩn mực pháp lý quốc tế tiến bộ, huy động được sự tham gia của xã hội vào công tác giáo dục NCTN.

Thứ tư, pháp luật hiện nay đã có các quy định liên quan đến việc áp dụng

BPTTXLVPHC đối với NCTN như điều kiện, thẩm quyền, trình tự thủ tục áp dụng và vấn đề thi hành các biện pháp này trên thực tế.

Thứ năm, việc áp dụng BPTTXLVPHC đối với NCTN phải tuân thủ theo một

số nguyên tắc nhất định như: đảm bảo tính khách quan, công bằng, đúng pháp luật; chỉ áp dụng đối với NCTN đáp ứng đủ điều kiện; việc áp dụng biện pháp này không bị coi là đã bị XLVPHC; chỉ được ra quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn khi NCTN không đủ điều kiện áp dụng BPTTXLVPHC.

Thứ sáu, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 đã bổ sung thêm một BPTTXLVPHC

khác là giáo dục dựa vào cộng đồng. Đồng thời Luật này cũng có những sự thay đổi liên quan đến đối tượng NCTN được xem xét áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Nội dung Chương 1 nhằm đưa ra các cơ sở lý luận và pháp lý về BPTTXLVPHC đối với NCTN. Các cơ sở này sẽ là nền tảng quan trọng để tác giả nghiên cứu về thực trạng áp dụng pháp luật về biện pháp này trên thực tế, chỉ ra các hạn chế và đề xuất một số giải pháp kiến nghị. Nội dung này sẽ được làm rõ tại Chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ

2.1. Tổng quan tình hình áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên đối với người chưa thành niên

Dân số NCTN thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu dân số ở các quốc gia. Ví dụ, ở Malaysia, theo số liệu thống kê, tính đến năm 2020, tỷ lệ NCTN ở các thành phố thuộc Malaysia luôn dao động từ 22,9% đến 35,8%87; ở Campuchia, tính đến tháng 10/2015, tỷ lệ dân số NCTN ở quốc gia này chiếm đến hơn 37% tổng dân số88. Việt Nam cũng không ngoại tệ, tính đến tháng 06/2021, tổng dân số Việt Nam trong độ tuổi từ 01 – 17 tuổi là 25.170.300 người, chiếm khoảng 25,6%. Dân số trong nhóm tuổi từ 14 đến 17 tuổi là 5.385.400 người. Ngoài Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội, Đà Nẵng cũng là một trong những địa phương có dân số người dưới 18 tuổi cao. Theo đó, tính đến năm 2019, dân số người dưới 18 tuổi ở Đà Nẵng là 282.556 người, chiếm 27,1% tổng dân số của địa phương này89.

Dân số NCTN chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dân số ở Việt Nam đòi hỏi Nhà nước phải có các chính sách, kế hoạch phù hợp để phát huy vai trò của NCTN trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thế hệ thanh thiếu niên, nhi đồng là những người chủ tương lai của nước

nhà”. Chính vì vậy, việc chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên, nhi đồng là nhiệm vụ

quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Người cũng nhấn mạnh công tác chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên, nhi đồng này phải được “làm kiên trì, bền bỉ”90. Theo đó, muốn phát huy được vai trò “người chủ tương lai của đất nước” của NCTN, Nhà nước cần phải chú trọng công tác chăm sóc, giáo dục các đối tượng này, tạo điều kiện cho họ có thể phát huy được tính năng động, sáng tạo, ham học hỏi, góp phần hoàn thiện và

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)