Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính Phủ (2012), Đặc san tuyên truyền pháp

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 30)

biện pháp “nhắc nhở” là Thông tư số 30/2007/TT-BCA-C11 ngày 12/12/2007 do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội (Thông tư số 30/2007/TT-BCA-C11). Cụ thể, theo quy định tại Thông tư này, “Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài được hưởng các quyền ưu

đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự và các quyền ưu đãi, miễn trừ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu họ có VPHC trên lãnh thổ Việt Nam thì phải lập biên bản VPHC và giải quyết bằng con đường ngoại giao, trừ trường hợp vi phạm nhỏ, đơn giản (như hành vi vi VPHC bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền dưới 100.000

đồng hoặc không có tình tiết tăng nặng) thì nhắc nhở, yêu cầu họ chấm dứt vi

phạm.”54.

Như vậy, nếu so sánh với biện pháp nhắc nhở được áp dụng trước đây, biện pháp nhắc nhở trong Luật XLVPHC năm 2012 có một số điểm khác biệt: (i) Biện pháp nhắc nhở trước đây chỉ được chủ yếu quy định tại các văn bản dưới luật; trong khi biện pháp nhắc nhở hiện nay đã được chính thức ghi nhận tại Luật XLVPHC năm 2012; (ii) Biện pháp nhắc nhở hiện nay chỉ có thể được áp dụng cho một đối tượng duy nhất là NCTN; (iii) Biện pháp nhắc nhở hiện nay bên cạnh việc “kế thừa” lại điều kiện đã được quy định tại Thông tư số 30/2007/TT-BCA-C11 đó là điều kiện hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị xử phạt cảnh cáo, thì Luật XLVPHC năm 2012 còn quy định thêm một điều kiện nữa để áp dụng biện pháp này, đó là “NCTN vi phạm đã tự

nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình”55.

(2) Biện pháp quản lý tại gia đình:

Tại khoản 1 Điều 140 Luật XLVPHC năm 2012 có quy định như sau: “Quản

lý tại gia đình là BPTTXLVPHC áp dụng đối với NCTN thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau:..” . Ngoài ra, tại khoản 1

Điều 5 Thông tư số 48/2014/TT-BCA ngày 17/10/2014 do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Thông tư số 48/2014/TT-BCA) cũng có quy định: “Người bị áp

dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP được xem xét, quyết định chuyển sang áp dụng biện

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)