Các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở hiện nay được chủ yếu quy định tại điểm a, b khoả n1 Điều 139 Luật XLVPHC năm 2012.

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 31)

pháp nhắc nhở trước đây chỉ được chủ yếu quy định tại các văn bản dưới luật; trong khi biện pháp nhắc nhở hiện nay đã được chính thức ghi nhận tại Luật XLVPHC năm 2012; (ii) Biện pháp nhắc nhở hiện nay chỉ có thể được áp dụng cho một đối tượng duy nhất là NCTN; (iii) Biện pháp nhắc nhở hiện nay bên cạnh việc “kế thừa” lại điều kiện đã được quy định tại Thông tư số 30/2007/TT-BCA-C11 đó là điều kiện hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị xử phạt cảnh cáo, thì Luật XLVPHC năm 2012 còn quy định thêm một điều kiện nữa để áp dụng biện pháp này, đó là “NCTN vi phạm đã tự

nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình”55.

(2) Biện pháp quản lý tại gia đình:

Tại khoản 1 Điều 140 Luật XLVPHC năm 2012 có quy định như sau: “Quản

lý tại gia đình là BPTTXLVPHC áp dụng đối với NCTN thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau:..” . Ngoài ra, tại khoản 1

Điều 5 Thông tư số 48/2014/TT-BCA ngày 17/10/2014 do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Thông tư số 48/2014/TT-BCA) cũng có quy định: “Người bị áp

dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP được xem xét, quyết định chuyển sang áp dụng biện

54 Tiết b Mục 2 Phần I của Thông tư số 30/2007/TT-BCA-C11.

55 Các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở hiện nay được chủ yếu quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 139 Luật XLVPHC năm 2012. Luật XLVPHC năm 2012.

pháp quản lý tại gia đình khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:..”. Theo đó, có thể thấy, khác với

biện pháp nhắc nhở (có tác dụng thay thế cho hình thức xử phạt VPHC), thì biện pháp quản lý tại gia đình chỉ có tác dụng thay thế cho biện pháp xử lý hành chính (mà cụ thể là biện pháp quản lý tại xã, phường, thị trấn).

Xuất phát từ tên gọi “Quản lý tại gia đình”, có thể thấy biện pháp này đề cao vai trò của gia đình trong việc quản lý, giáo dục NCTN VPHC. Theo đó, đây được xem là biện pháp hạn chế sự kỳ thị của cộng đồng, nhằm huy động sự quan tâm, tham gia của gia đình và người thân trong việc hướng dẫn, giáo dục, giúp đỡ NCTN, đồng thời san sẻ “gánh nặng” với cơ quan nhà nước trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội56. Đối với biện pháp này, vai trò cũng như sự hiện diện của chủ thể đại diện cho quyền lực nhà nước là tương đối “mờ nhạt”, chủ yếu có vai trò hỗ trợ, giúp đỡ gia đình NCTN. Thay vào đó, vai trò của gia đình, người thân (như cha, mẹ,..) của NCTN là đặc biệt quan trọng. Biện pháp quản lý tại gia đình là biện pháp được thực hiện chủ yếu dựa vào năng lực giáo dục, giúp đỡ NCTN của gia đình NCTN.

1.2.2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. người chưa thành niên.

Với tư cách là một hoạt động áp dụng pháp luật, việc áp dụng BPTTXLVPHC đối với NCTN phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, việc áp dụng BPTTXLVPHC phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, đúng pháp luật

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất khi áp dụng BPTTXLVPHC đối với NCTN. BPTTXLVPHC là các biện pháp có tính chất cưỡng chế từ Nhà nước. Chính vì vậy mà việc áp dụng BPTTXLVPHC phải là hoạt động mang tính công khai của chủ thể có thẩm quyền đại diện cho quyền lực Nhà nước. Điều này giúp phân biệt việc áp dụng BPTTXLVPHC với các thủ tục xử lý mang tính nội bộ khác. Ví dụ như thủ tục xử lý kỷ luật công chức, theo đó, xử lý kỷ luật công chức được thực hiện theo một quy trình khép kín, chỉ mang tính nội bộ trong phạm vi cơ quan, đơn vị, tổ chức57. Ngoài ra, việc áp dụng BPTTXLVPHC đối với NCTN cũng cần phải đảm bảo tính

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)