thông qua hình thức mạng xã hội”, xem thêm tại:
https://stp.binhthuan.gov.vn/1327/32856/66086/581384/chuan-tiep-can-phap-luat/nang-cao-hieu-qua-cong- tac-pho-bien-giao-duc-phap-luat-thong-qua-hinh-thuc-mang-xa-hoi.aspx, truy cập lần cuối ngày 20/9/2021.
tuyên truyền pháp luật qua các Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền và thông qua các mạng xã hội Zalo, Facebook159. Tại Bắc Giang, cơ quan công an tỉnh Bắc Giang đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật thông qua nền tảng Facebook. Tại Bạc Liêu, nhiều nội dung liên quan đến pháp luật đã được đăng tải trên trang mạng xã hội của Sở Tư pháp. Thậm chí, nhiều cán bộ, công chức cũng đã nhận thức được sức mạnh của mạng xã hội, thông qua Zalo, Facebook để đăng tải các bài viết tuyên truyền các chính sách, pháp luật một cách hiệu quả160.
2.4.5. Về việc sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính trong công tác áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người công tác áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
Sự chậm trễ trong việc đưa CSDLQG về XLVPHC xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như vấn đề tổng hợp nguồn thông tin đưa vào CSDLQG còn nhiều bất cập, chưa thống nhất, nguồn nhân lực để triển khai thực hiện chưa đảm bảo. Bên cạnh đó, theo Đại tá Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (V19) – Bộ Công An, thì sự chậm trễ này còn xuất phát từ vấn đề kinh phí. Theo đó, kinh phí sử dụng để triển khai CSDLQG về XLVPHC là không hề nhỏ mà hiện nay, “khó có thể đáp ứng được ngay”161.
Trong XLVPHC, thì CSDLQG về XLVPHC đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vì, từ hệ thống này, các cơ quan có trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về XLVPHC sẽ có đủ các thông tin, dữ liệu về các lĩnh vực vi phạm, hành vi vi phạm, chủ thể xử lý, tình hình thi hành các quyết định,..từ đó đưa ra các chính sách, biện pháp quản lý phù hợp. Hơn nữa, CSDLQG về XLVPHC cũng sẽ là công cụ thiết thực cho công tác xây dựng, ban hành và hoàn thiện pháp luật về XLVPHC, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các văn bản khi được ban hành162. Riêng đối với
159 Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế (2021), “Hiệu quả từ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”, xem thêm tại: https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Tin-tuc-su-kien/tid/Hieu- tác phổ biến, giáo dục pháp luật”, xem thêm tại: https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Tin-tuc-su-kien/tid/Hieu- qua-tu-viec-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-cong-tac-pho-bien-giao-duc-phap-luat/newsid/E9D0071E- 998F-4075-9E2B-AD48009616F0/cid/2BEA0540-FCA4-4F81-99F2-6E8848DC5F2F, truy cập lần cuối ngày 20/9/2021.
160 Bạc Liêu Online (2020), “Sử dụng mạng xã hội để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật”, xem thêm tại: https://www.baobaclieu.vn/toa-soan-ban-doc/su-dung-mang-xa-hoi-de-nang-cao-hieu-qua- xem thêm tại: https://www.baobaclieu.vn/toa-soan-ban-doc/su-dung-mang-xa-hoi-de-nang-cao-hieu-qua- tuyen-truyen-pho-bien-phap-luat-67464.html, truy cập lần cuối ngày 20/9/2021.