của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, trộm cắp, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đua xe, bạo hành, ngược đãi các thành viên trong gia đình hoặc người có công nuôi dưỡng mình, đánh bạc, sử dụng trái phép chất ma túy,...
Đối với điều kiện “có nguồn thu nhập ổn định và đáp ứng mức sống tối thiểu
cho người được giáo dục”. Pháp luật đặt ra điều kiện này nhằm đảm bảo tính hiệu
quả trong công tác quản lý, giáo dục NCTN, tránh trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ vì quá tập trung lo cho cuộc sống mưu sinh mà sao nhãng việc giáo dục, quản lý NCTN152. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là, chủ thể có thẩm quyền sẽ căn cứ vào tiêu chí nào để xác định nguồn thu nhập của cha, mẹ, người giám hộ NCTN là “ổn định” và “đáp ứng mức sống tối thiểu cho người được giáo dục” khi mà pháp luật hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể nào về vấn đề này. Để khắc phục điểm hạn chế này, pháp luật cần có quy định cụ thể hơn các tiêu chí để xác định nguồn thu nhập của cha, mẹ hoặc người giám hộ của NCTN là “ổn định” và “đáp ứng mức sống tối
thiểu cho người được giáo dục”.
Đối với tiêu chí “ổn định”, pháp luật cần ghi nhận các cơ sở để xác định nguồn thu nhập của cha, mẹ hoặc người giám hộ NCTN là ổn định, ví dụ: căn cứ vào các hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, xác minh các nguồn thu nhập chính của cha, mẹ hoặc người giám hộ đối với các công việc khác có tính chất vụ mùa, công việc làm tại nhà, buôn bán, kinh doanh,...Bên cạnh đó, cũng cần xem xét đến khả năng cha, mẹ hoặc người giám hộ của NCTN được nhận các khoản thu thập hợp pháp ít nhất là trong toàn bộ thời gian mà NCTN dự kiến bị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình (thời hạn tối đa áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình hiện nay là 06 tháng). Đối với tiêu chí “đáp ứng mức sống tối thiểu cho người được giáo dục”. Theo nghiên cứu, pháp luật hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về “mức sống tối thiểu” mà chỉ có quy định về “mức lương tối thiểu”153. Theo đó, không thể đồng nhất khái niệm “mức sống tối thiểu” và “mức lương tối thiểu”. Bởi lẽ, “mức sống tối thiểu” chỉ