CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.3 Bình luận về các mơ hình nghiên cứu liên quan
Mơ hình lý thuyết nghiên cứu Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thành Nhân
Theo mơ hình phân tích này, tác giả đã nghiên cứu sự ảnh hưởng ba yếu tố của website đến việc đánh giá chung về hiệu quả tương tác của website. Đó là: giao diện, tính bảo mật và nội dung.
Mơ hình lý thuyết nghiên cứu Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Hương Xuân
Mơ hình này tác giả nghiên cứu sự ảnh hưởng của bốn yếu tố website đến việc đánh giá chung về hiệu quả tương tác website là giao diện, nội dung, tính năng website và tính hữu dụng của website.
Giao diện Nội dung Tính năng Tính hữu dụng ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ TƯƠNGTÁC WEBSITE Giao diện Nội dung Bảo mật ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ TƯƠNGTÁC WEBSITE
1.1.3.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Để thuận tiện cho việc thiết kế thang đo, khảo sát ý kiến và xây dựng mơ hình các nhân tố tác động đến việc đánh giá chung về hiệu quả tương tác của website giới thiệu Hệ thống nhân sự - bLab tại Công ty TNHH MTV Khai thác Dữ liệu số bData, nhà nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn sâu đối với giám đốc, một số nhân viên và chuyên viên tại công ty, người tiếp cận với website để thực hiện việc nghiên cứu đánh giá chung về hiệu quả tương tác của website tại công ty. Đồng thời từ việc kết hợp các mơ hình nghiên cứu liên quan và kết quả phỏng vấn sâu cho thấy các nhân tố có khả năng tác động đến việc đánh giá chung về hiệu quả tương tác của website bao gồm: Giao diện; Nội dung; Tính năng, Tính bảo mật; Tính hữu dụng.
Từ kết quả phỏng vấn sâu, các mơ hình nghiên cứu liên quan và để có kết luận chính xác hơn việc đánh giá chung về hiệu quả tương tác của website, nhà nghiên cứu đã đề xuất mơ hình nghiên cứu mẫu như sau:
Hình 1.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Phân tích từ kết quả phổng vấn sâu)
Mức độ phù hợp của mơ hình sẽ được đánh giá và kiểm định từ việc xử lý, phân tích dữ liệu sơ cấp thu thập được thông qua phiếu khảo sát ý kiến của người dùng và sẽ được trình bày trong phần Kết quả nghiên cứu.
GIAO DIỆN TÍNH BẢO MẬT TÍNH NĂNG TÍNH HỮU DỤNG NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ TƯƠNGTÁC WEBSITE
1.1.3.2 Thang đo đề xuất
Bảng 1.1 Thang đo đề xuất
STT Các thang đo Mã hóa ĐÁNH GIÁ VỀ GIAO DIỆN
1. Có logo rõ ràng về mặt thương hiệu GD1
2. Bố cục menu đầy đủ GD2
3. Màu sắc website đồng nhất với màu bộ nhận dạng thương hiệu GD3
4. Hình ảnh rõ nét GD4
ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH NĂNG
5. Có tính năng tìm kiếm TN1
6. Tối ưu hóa cho di động TN2
7. Bài viết liên quan giúp giữ chân người đọc lâu hơn, đưa cho người
đọc nhiều thông tin hơn TN3
8. Tư vấn kịp thời nhất đến với khách hàng khi có những thắc mắc và
nhu cầu TN4
9. Địa chỉ rõ ràng TN5
ĐÁNH GIÁ VỀ BẢO MẬT
10. Trang web không chia sẻ thông tin khách hàng cho các đối tượng
khác BM1
11. Đảm bảo sử dụng thông tin khách hàng để cung cấp các dịch vụ và
sản phẩm của web tốt hơn BM2 12. Web có thể chuyển thơng tin khách hàng đến cơng ty thuộc tập đồn
hoặc các đại lý khi được pháp luật cho phép BM3 13. Mục tiêu lưu trữ thơng tin khách hàng chính xác BM4
ĐÁNH GIÁ VỀ NỘI DUNG
14. Nội dung bài viết rõ ràng ND1 15. Website thể hiện rõ điểm khác biệt kinh doanh ND2 16. Sử dụng ảnh/video trong mỗi bài viết để tăng chất lượng nội dung
website ND3
17. Đưa hình ảnh, văn hóa doanh nghiệp lên website giúp tăng sự uy tín
từ khách hàng ND4
ĐÁNH GIÁ VỀ HỮU DỤNG
18. Một tiêu đề hấp dẫn sẽ là yếu tố thu hút sự chú ý và tìm đọc thơng tin HD1 19. Sử dụng font chữ và khoảng cách giữa các chữ dễ nhìn HD2 20. Dễ dàng quay trở lại, chuyển qua phần nội dung khác... HD3
ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆU QUẢ TƯƠNG TÁC
21. Kích thích Anh/Chị quay trở lại website DG1 22. Hiệu quả tương tác của trang web tốt DG2 23. Anh/Chị sẽ giới thiệu website cho những người khác biết DG3 24. Trong thời gian tới, Anh/Chị vẫn tiếp tục sử dụng website DG4
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Bình luận về các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước
Trong nước
Nguyễn Thành Nhân (2015), Tác động của chất lượng website đến cảm nhận chất lượng sản phẩm và chất lượng mối quan hệ khách hàng,Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Ưu điểm: Khám phá thang đo để đánh giá chất lượng một website thương mại điện tử dựa trên quan điểm của người dùng tại Việt Nam và kiểm tra mối quan hệ giữa một website với cảm nhận chất lượng sản phẩm trên website và mối quan hệ với khách hàng đang sử dụng.
Nhược điểm: Chưa thể hiện được sự tương tác của website với người dùng, chứng minh hiệu quả tương tác website tốt là như thế nào.
Trần Thị Hương Xuân (2012),“Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần Quang hình học – Vật lý 11 – Ban cơ bản”,Luận văn Thạc sĩ Vật lý, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ưu điểm: Thiết kế website về nội dung tự ôn tập giúp học sinh củng cố và kiểm tra đánh giá sau khi học trên lớp. Website được thiết kế với nội dung cao và tính hữu dụng của website tốt.
Nhược điểm: Thiết kế có các bài tập hỗ trợ học sinh trong q trình tự ơn lun
tăng sự tương tác của học sinh với website, thu hút học sinh vào website làm bài tập vào tâm thế tự giác và thích thú.
Ngồi nước
Mehri Saeid (2008), “Rank – Order weighting of web attributes for website
evaluation” (Tạm dịch: Xếp hạng các thuộc tính của web để đánh giá website).
Ưu điểm: Phân tích các thuộc tính, yếu tố của một website theo thứ tự.
Nhược điểm: Chỉ sắp xếp các thuộc tính của website theo thứ tự, nhưng chưa đánh giá được hiệu quả tương tác của website thì các thuộc tính đó phải được khách hàng đánh giá như thế nào.
Eva Svärdemo Åberg, PhD, Ylva Ståhle, PhD, Ingrid Engdahl, PhD, Helen Knutes-Nyqvist, PhD (2016), “Designing a Website to Support Students' Academic Writing Process” (Tạm dịch: Thiết kế một trang web để hỗ trợ quá trình viết học thuật của sinh viên ). The Turkish Online Journal of Educational Technology – January 2016, volume 15 issue 1 (Tạp chí cơng nghệ giáo dục trực tuyến Thổ Nhĩ Kỳ - tháng 1 năm 2016, tập 15 số 1).
Ưu điểm: Nghiên cứu thiết kế cho người học một trang web hỗ trợ cho việc học, tính năng của website được thiết kế tốt.
Nhược điểm: Chưa chú trọng sự tương tác của người học với trang web nhằm đánh giá hiệu quả tương tác của website.
1.2.2 Thực trạng sử dụng website trong hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp trên Thế giới nghiệp trên Thế giới
Các nghiên cứu mới đây cho thấy người tiêu dùng trên toàn cầu đang thay đổi thói quen mua sắm với việc dành nhiều thời gian và tiền bạc cho hoạt động mua hàng trực tuyến. Theo đánh giá về tình hình tiêu dùng năm 2017 của Consumer Conditions Scoreboard, tỷ lệ mua sắm trực tuyến tại Liên minh châu Âu (EU) đã tăng gấp 2 lần trong 10 năm qua và tăng từ mức 29,7% năm 2007 lên 55% hiện nay. Mua bán trực tuyến hiện đóng góp hơn 9% tổng doanh số bán lẻ tại châu Âu và tính trong những tháng đầu năm 2016, có tới 18 triệu người dùng mạng Internet ở khu vực Bắc Âu mua hàng trực tuyến.
Với mức chi tiêu trung bình 1.033 euro (1.202 USD) mỗi năm cho các hàng hóa mua sắm trên mạng, người Thụy Sỹ xếp thứ 2 ở châu Âu, chỉ sau người Anh, theo một
bảng xếp hạng các quốc gia mua sắm qua mạng Internet do Regiodata - nhà cung cấp các dữ liệu kinh tế châu Âu - cơng bố mới đây. Người Anh giữ vị trí dẫn đầu với gần 1.118 euro dành cho mua sắm trực tuyến qua mạng. Đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng là người Na Uy, với khoản chi tiêu trung bình hơn 920 euro mỗi năm.
Trong khi đó, theo số liệu mới nhất được Hiệp hội Thương mại và đặt hàng qua thư điện tử (BEVH) có trụ sở tại Berlin (Đức), giao dịch thương mại qua mạng Internet tại Đức đã đạt mức cao kỷ lục trong quý 2 năm 2017. Báo cáo của BEVH cho biết trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến tháng Sáu, doanh thu bán hàng trực tuyến trên mạng tại Đức đã đạt 13,97 tỷ euro (khoảng 15,93 tỷ USD), tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm 2016.
Tại Mỹ, Bộ Thương mại nước này cho biết doanh thu bán lẻ trực tuyến trong quý 2/2017 của nước này tăng 4,8% so với quý I/2017, lên 111,5 tỷ USD và đóng góp 8,9% tổng doanh thu bán lẻ. Trong năm 2016, thương mại điện tử là điểm sáng trong ngành bán lẻ của Mỹ. Thống kê cho thấy doanh thu bán hàng qua mạng trong năm 2016 đạt 394,86 tỷ USD, tăng 15,6% so với với năm 2015, ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2013.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, doanh thu từ thương mại điện tử của khu vực đóng góp 40% tổng doanh thu thương mại điện tử trên toàn cầu trong quý I/2017, nhờ hoạt động mua sắm bùng nổ tại Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ. Chuyên gia Marc Woo, thuộc Google, dự báo khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành thị trường thương mại điện tử bùng nổ tiếp theo, nhờ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu cũng như mức độ phổ cập của mạng Internet. Dự kiến, số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu tại ASEAN sẽ tăng từ 190 triệu người trong năm 2012, lên 400 triệu người năm 2020 và lượng người truy nhập Internet cũng sẽ tăng gấp ba lần lên 600 triệu người vào năm 2025 [15].
Qua những con số thống kê trên, có thể thấy được thực trạng sử dụng website trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên thế giới đang phát triển một cách rầm rộ. Rất nhiều doanh nghiệp sử dụng website thương mại điện tử bán hàng để buôn bán, kinh doanh, cung cấp hàng hóa với giá cả hợp lý tiện lợi cho khách hàng, cho nên có thể thấy được tiêu dùng của người mua theo số liệu thu thập rất cao.
1.2.3 Thực trạng sử dụng website trong hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp ở Việt Nam nghiệp ở Việt Nam
Theo công bố Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2019: Cả nước có 714.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó TP.HCM có 228.267 doanh nghiệp, Hà Nội có 143.119 doanh nghiệp, hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước đang chiếm quá nửa số doanh nghiệp toàn quốc. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê - cho biết tính đến cuối năm 2018, cả nước có 714.755 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước [15].
Nếu như năm 1996 mới có khoảng 12.9 triệu website với số người sử dụng là 67.5 triệu người thì đến cuối năm 2002 con số đó lần lượt là 2.5 tỷ và trên 600 triệu. Và năm 2004, Việt Nam có hơn 17 500 website doanh nghiệp. Mặc dù theo thống kê hiện nay, 45 triệu người Việt (chiếm khoảng nửa dân số Việt Nam) đã tiếp cận Internet và nhu cầu tìm kiếm trên mạng trước khi mua sắm ngày một tăng nhưng các doanh nghiệp dường như vẫn đứng ngoài cuộc, hiện mới chỉ 20% công ty vừa và nhỏ "lên mạng" và có website hỗ trợ mua bán trực tuyến. Theo Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97% cộng đồng doanh nghiệp. Và với kết quả khảo sát của VCCI với hơn 10.000 doanh nghiệp trên toàn quốc cũng cho thấy khả năng ứng dụng công nghệ chưa thực sự cao [15].
CHƯƠNG 2:
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TƯƠNG TÁC CỦA WEBSITE GIỚI THIỆU SẢN PHẨM bLab TẠI CÔNG TY
TNHH MTV KHAI THÁC DỮ LIỆU SỐ bDATA
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH MTV Khai thác Dữ liệu số bData2.1.1.1 Giới thiệu Công ty 2.1.1.1 Giới thiệu Công ty
Công ty TNHH MTV Khai thác dữ liệu số bData, được thành lập ngày 11/9/2016, hiện đăng ký kinh doanh tại cơ sở 129/19 Hoàng Diệu, Huế và cơ sở hai tại tầng 4 - 20 Lê Lợi, Huế. Dù chỉ mới thành lập chưa đầy ba năm nhưng bData đã cung cấp sản phẩm dịch vụ phát triển phần mềm với tiêu chuẩn quốc tế và đã triển khai thành công các dự án phát triển phần mềm phức tạp cho nhiều đối tác và khách hàng. Là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ phát triển phần mềm đa dạng như trợ giúp khách hàng duy trì hệ thống phần mềm thơng qua việc sửa lỗi và cập nhật tính năng phần mềm đang sử dụng hoặc phát triển trọn gói phần mềm mới.
Trong gần ba năm qua bData đã cung cấp giải pháp cho nhiều đối tác trong và ngồi nước, bên cạnh đó đã có những khách hàng thân quen và đang dần mở rộng quy mơ cơng ty hơn.
Cơng ty có hỗ trợ dịch vụ trên ba lĩnh vực : tích hợp thanh tốn trực tuyến, xây dựng các ứng dụng trên mobile, xây dựng trên Blockchain. Hiện nay công ty đang triển khai các sản phẩm : Lịch Khám, bShop , Hue Mall, bLab.
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Tên công ty: Công ty TNHH MTV Khai thác dữ liệu số bData
Địa chỉ: Tầng 4 - 20 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế
Điện thoại: 098 851 28 89
Fanpage: bData.vn
Website: http://bdata.vn/
bData là một công ty phần mềm tập trung vào dịch vụ phát triển phần mềm, phát triển bộ sản phẩm và giải pháp đám mây để tạo điều kiện tích hợp giữa các ứng dụng,
chuyên cung cấp các dịch vụ Thiết kế Website và Mobile, Xây dựng Phần mềm, Phân tích Dữ liệu lớn (Big Data) cho khách hàng tồn cầu.
Sứ mệnh:
Xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững dựa trên nền tảng con người nhằm trợ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý, năng lực cạnh tranh và quản trị có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc tư vấn và triển khai ứng dụng các giải pháp phần mềm vào công tác quản trị doanh nghiệp. Qua đó góp phần xây dựng đất nước, hỗ trợ cộng đồng và đem lại cho mỗi thành viên của mình một môi trường làm việc tốt nhất để phát triển tài năng.
Tầm nhìn:
Trở thành một trong những cơng ty phát triển phần mềm ra nước ngoài hàng đầu trên thế giới bằng cách làm cho khách hàng hài lòng với các dịch vụ chất lượng cao và công nghệ tiên tiến.
Chiến lược kinh doanh của công ty tập trung vào 6 yếu tố cơ bản:
Khách hàng trọng điểm
Tập trung chất lượng
Giao tiếp hiệu quả
Quy trình hiệu quả
Mối quan hệ lâu dài
Đổi mới công nghệ
Sơ đồ tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận cơng ty
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty bData
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Khai thác dữ liệu số bData)
Giám đốc Bộ phận kế tốn – tài chính Bộ phận marketing Bộ phận kỹ thuật
Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
- Giám đốc
+ Chịu trách nhiệm chung về tình hình hoạt động của Cơng ty + Phân bổ quyền hạn và trách nhiệm các vị trí trong Cơng ty + Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Công ty - Bộ phận marketing
+ Nghiên cứu dự báo thị trường, thu thập thông tin thị trường để xác định nhu cầu thị trường, thị trường mục tiêu cho những sản phẩm hiện tại và dự báo nhu cầu của sản phẩm mới.
+ Tổ chức triển khai chương trình phát triển sản phẩm mới, xây dựng và thực