5. Dàn ý nghiên cứu
2.2 Kết quả phân tích đánh giá về hiệu quả tương tác website giới thiệu bLab trong
trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Khai thác dữ liệu số bData 2.2.1 Thông tin chung về khách hàng
2.2.1.1 Giới tính
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính của khách hàng truy cập webiste giới thiệu bLab
(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Nhận xét: Từ bảng tổng hợp cho thấy tỷ giới tính của mẫu điều tra lần lượt là 43,2% nam và 56,8% nữ. Tỷ lệ giới tính không có sự chênh lệch lớn giữa nam nữ, cơ cấu mẫu này đảm bảo tính khách quan trong khi nghiên cứu trong tổng số 125 đối tượng khảo sát. 2.2.1.2 Độ tuổi 4.8% 72.0% 19.2% 4.0% Dưới 25 tuổi Từ 25 – 40 tuổi Từ 41 – 55 tuổi Trên 55 tuổi
Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu về độ tuổi của khách hàng truy cập webiste
(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Nhận xét: Về độ tuổi, nhóm tuổi chiếm số đông nhất của mẫu điều tra là nhóm tuổi 25-40 tuổi có 90 người (chiếm 72,0%), độ tuổi từ 41-55 tuổi có 24 người (chiếm 19,2%), dưới 25 có 6 người (chiếm 4,8%) và trên 55 tuổi có 5 người (chiếm 4,0%). Do đối tượng điều tra chủ yêu là nhân viên công ty và khách hàng tiềm năng của công ty, đặc biệt là những người trong độ tuổi có thể làm kinh doanh có nhu cầu sử dụng sản phẩm hệ thống nhân sự bLab để dễ dàng trong việc quản lý nhân sự tại doanh nghiệp cho nên đã chiếm tỷ lệ lớn trong mẫu điều tra. Các nhóm độ tuổi khác phân bố với tỷ lệ tượng đối nhỏ hơn với phần lớn quyết định bởi nhóm khách hàng tiềm năng kinh doanh trên địa bàn thành phố Huế.
2.2.1.3 Nghề nghiệp
32.8%
52.0% 10.4% 4.8%
Nhân viên văn phòng Doanh nhân Cán bộ,Công chức Khác
Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu công việc của khách hàng truy cập website giới thiệu bLab
(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Nhận xét: Theo số liệu thống kê điều tra được thì các khách hàng thuộc các nhóm khác nhau về công việc, thỏa mãn điều kiện đặt ra của đề tài nghiên cứu. Trong đó, doanh nhân chiếm 52,0% có 65 người, tiếp theo đó là nhóm nhân viên văn phòng chiếm 32,8% có 41 người, hai nhóm khách hàng này chiếm phần lớn tỉ trọng vì đây là hai nhóm khách hàng mục tiêu mà công ty chú trọng muốn giới thiệu website, còn hai nhóm khách hàng cán bộ công chức chiếm 10,4% có 13 người và nhóm nghề nghiệp khác chiếm 4,8% có 6 người thì công ty cũng muốn đưa website đến với mức độ nhu cầu của họ có thể thấp nhưng nhóm khách hàng này có khả năng đưa ra những đánh giá thiết thực nhất giúp đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh nhất có thể.
2.2.1.4 Thu nhập
Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu công việc của khách hàng truy cập website giới thiệu bLab
(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Nhận xét: Nhóm đối tượng có mức thu nhập trên 10 triệu có 39 người, chiếm 31,2% bới vì đây là nhóm khách hàng có mức thu nhập có thể sử dụng được sản phẩm giới thiệu bLab của công ty, nên đối tượng khảo sát này được đặc biệt quan tâm đưa được trang web đến tiếp cận với họ. Nhóm đối tượng tiếp theo có mức thu nhập từ 3 triệu-7 triệu có 38 người chiếm 30,4%, đây cũng là nhóm khách hàng có khả năng hiểu biết được sản phẩm và có thể đưa ra những nhận định giúp đánh giá hiệu quả tương tác cho website. Tiếp theo là nhóm khách hàng có mức thu nhập từ 7 triệu-10 triệu có 24 người chiếm 19,2%, nhóm này là nhóm khách hàng tiềm năng của công ty, có thể là nhân viên văn phòng hay cán bộ công chức làm nghề kinh doanh tay trái quả hoặc kinh doanh nhỏ lơn muốn quản lý nhân sự hiệu quả. Nhóm còn lại với mức thu nhập dưới 3 triệu chiếm 19,2% giúp đưa ra những đánh giá khách quan nhất cho trang web.
2.2.1.5 Nhóm đối tượng khảo sát
Bảng 2.5 Nhóm đối tượng khảo sát truy cập website giới thiệu bLab
Đối tượng Tần số Phần trăm
Không có khả năng quyết định 52 41,6
Có khả năng quyết định 73 58,4
(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Nhận xét: Hai nhóm trên là hai nhóm đối tượng khảo sát được đề tài nghiên cứu quan tâm, một gồm nhóm đối tượng không có khả năng quyết định mua phần mềm bLab, với 52 người chiếm 41,6% và hai là nhóm đối tượng có khả năng quyết
định sử dụng phần mềm bLab, có 73 người chiếm 58,6%. Nhóm các đối tượng này là nhóm được xác định bằng bộ thông tin khách hàng tiềm năng mà công ty cung cấp, sau đó đã chọn ngẫu nhiên một số khách hàng làm đối tượng khảo sát, nhóm này được chú trọng khảo sát vì có khả năng sẽ ứng dụng sản phẩm hệ thống nhân sự bLab trong tương lai.
2.2.1.6 Tần suất truy cập
Bảng 2.6 Tần suất của khách hàng truy cập website giới thiệu bLab
Tần suất truy cập Tần số Phần trăm
1 lần/ngày 18 14,4
1 lần/tuần 62 49,6
1 lần/tháng 35 28,0
Khác 10 8,0
(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Nhận xét: Từ bảng trên, cho thấy tần suất truy cập 1 lần/tuần là 62 chiếm 49,6% , tần suất truy cập 1 lần/ tháng là 35 chiếm 28,0%, tần suất truy cập 1 lần/ngày là 18 chiếm 14,4 phần trăm và tần xuất truy cập khác là 10 chiếm 8,0%. Các tần suất này chưa cao vì website chỉ mới được đến với khách hàng gần đây, cho nên tần suất truy cập của khách hàng còn thấp, qua đó cần cải thiện tình trạng này để giúp khách hàng nhận biết website giới thiệu bLab nhiều hơn.
2.2.1.7 Nguồn tiếp cận thông tin
Bảng 2.7 Nguồn tiếp cận thông tin của khách hàng truy cập website giới thiệu bLab
Nguồn tiếp cận Tần số Phần trăm
Tìm kiếm tự nhiên 24 19,2
Mạng xã hội 46 36,8
Người thân, bạn bè, đồng nghiệp 27 21,6
Khác 28 22,4
(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Nhận xét: Từ bảng trên ta nhận thấy với nguồn tiếp cận được đến website thông qua các trang mạng xã hội thì đã đến được với khách hàng nhiều hơn, có 46 người tiếp cận chiếm 36,8%. Tiếp theo đó là nguồn tiếp cận thông qua người thân, bạn
bè, đồng nghiệp có 27 người chiếm 21,6%, tỉ lệ này nói lên được rằng dưới các mối quan hệ với nhau khách hàng có thể giới thiệu cho nhau trang web cũng chiếm một phần tỉ trọng trong việc tiếp cận website đến được với khách hàng để có thể thu về các đánh giá chính xác nhất về hiệu quả tương tác của website. Bên cạnh đó, nguồn tiếp cận website bằng tìm kiếm tự nhiên gõ từ khóa trực tiếp trên các công cụ tìm kiếm chiếm 19,2% với 24 người, chiếm tỉ trọng chưa lớn, vì website giới thiệu bLab là một website mới được thành lập, nên số lượng người biết đến website chưa cao. Cuối cùng là nguồn tiếp cận thông tin dưới các hình thức khác mà doanh nghiệp cũng đã sử dụng quảng bá website như các diễn đàn, blog, gmail….
2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Theo Hair & ctg, 1998:Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tậpbiến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu.
Điều kiệnđể phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:
+Hệ số tải nhân tố (Factor loading ) > 0,5
+0,5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp.
+Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.
+Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) > 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %.
+Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue>1 mới được giữ lại.
Kết quả phân tích nhân tố được thể hiện dưới đây
Bảng 2.8 Kiểm định KMO and Bartlett's Test
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,878
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 2046,709
df 276
Sig. ,000
(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Nhận xét: Kiểm định Barlett được tính toán dựa trên đại lượng Chi – bình phương và được ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0 căn cứ trên mức ý nghĩa p-value của kiểm định. Ở đây giá trị p-value = 0.000 cho phép ta bác bỏ giả thuyết H0 (H0: Phân tích nhân tố không phù hợp với dữ liệu). Với kết quả kiểm định KMO là 0,878 > 0,5 và p–value của kiểm định Barlett bé hơn 0,05 (các biến quan sát tương quan với nhau trong tổng thể) thì có thể kết luận được rằng dữ liệu khảo sát được đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và có thể sử dụng các kết quả đó. Tiêu chuẩn phương sai trích tại mức giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 với phương sai rút trích Principal components và phép quay Varimax, phân tích nhân tố đã rút trích được 6 nhân tố từ 24 biến với phương sai trích là 77,265% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu.
Kết quả phân tích EFA đã cho ra các nhân tố cơ bản của mô hình nghiên cứu, gồm 6 nhân tố, tất cả các hệ số tải nhân tố của các nhân tố trong từng yếu tố đều lớn hơn 0.5. Và 6 nhân tố được xác định trong Bảng Rotated Component Matrix thuộc phụ lục “phân tích EFA”, có thể được mô tả như sau:
Nhóm nhân tố thứ nhất: Tính năng (Viết tắt trong bài TN), có giá trị Eigenvalue = 8,589> 1, nhân tố này liên quan đến các tính năng của website phục vụ nhu cầu khách hàng về tư vấn, bài viết liên quan, địa chỉ, sự tối ưu và tính năng tìm kiếm.
Nhân tố này được diễn giải thông qua sự tác động của các tiêu chí sau:
Tư vấn kịp thời nhất đến với khách hàng khi có những thắc mắc và nhu cầu
Bài viết liên quan giúp giữ chân người đọc lâu hơn, đưa cho người đọc nhiều thông tin hơn
Địa chỉ rõ ràng
Tối ưu hóa cho di động
Có tính năng tìm kiếm
Nhân tố này giải thích được 35,786% phương sai. Trong các biến quan sát, thì biến “Tư vấn kịp thời nhất đến với khách hàng khi có những thắc mắc và nhu cầu” được khách hàng đánh giá là tác động mạnh nhất với hệ số tải nhân tố là 0,870.
Nhóm nhân tố thứ hai: Giao diện (Viết tắt trong bài GD), có giá trị Eigenvalue = 2,947> 1, nhân tố này liên quan đến việc thiết kế giao diện website cần có các tiêu chí nào như thế nào đến sự đánh giá về hiệu quả tương tác website của khách hàng như màu sắc website, bố cục, logo và hình ảnh trên website.
Nhân tố này được diễn giải thông qua sự tác động của các tiêu chí sau:
Màu sắc website đồng nhất với màu bộ nhận dạng thương hiệu
Bố cục menu đầy đủ
Có logo rõ ràng về mặt thương hiệu
Hình ảnh rõ nét
Nhân tố này giải thích được 12,277% phương sai. Trong các biến quan sát, thì biến “Màu sắc website đồng nhất với màu bộ nhận dạng thương hiệu” được khách hàng đánh giá là tác động mạnh nhất với hệ số tải nhân tố là 0,886.
Nhóm nhân tố thứ ba: Nội dung (Viết tắt trong bài ND), có giá trị Eigenvalue = 2,440> 1, nhóm nhân tố này bao gồm các yếu tố liên quan đến những tiêu chí mà nội dung website cần thiết phải thể hiện được trên website, điểm khác biệt, nội dung bài viết, hình ảnh, video, văn hóa doanh nghiệp nhằm thể hiện sự chuyên nghiệp, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Nhân tố này được diễn giải thông qua sự tác động của các tiêu chí sau:
Website thể hiện rõ điểm khác biệt kinh doanh
Đưa hình ảnh, văn hóa doanh nghiệp lên website giúp tăng sự uy tín từ khách hàng
Nội dung bài viết rõ ràng
Sử dụng ảnh/video trong mỗi bài viết để tăng chất lượng nội dung website
Nhân tố này giải thích được 10,168% phương sai. Trong các biến quan sát, thì biến “Website thể hiện rõ điểm khác biệt kinh doanh” được khách hàng đánh giá là tác động mạnh nhất với hệ số tải nhân tố là 0,824.
Nhóm nhân tố thứ tư: Tính bảo mật (Viết tắt trong bài BM), có giá trị Eigenvalue = 2,141> 1, nhóm nhân tố này gồm 4 yếu tố thể hiện tính bảo mật thông tin cá nhân khách hàng của website mà khách hàng cảm nhận và đánh giá được.
Nhân tố này được diễn giải thông qua sự tác động của các tiêu chí sau:
Web có thể chuyển thông tin khách hàng đến công ty thuộc tập đoàn hoặc các đại lý khi được pháp luật cho phép
Trang web không chia sẻ thông tin khách hàng cho các đối tượng khác
Đảm bảo sử dụng thông tin khách hàng để cung cấp các dịch vụ và sản phẩm của web tốt hơn
Mục tiêu lưu trữ thông tin khách hàng chính xác
Nhân tố này giải thích được 8,921% phương sai. Trong các biến quan sát, thì biến “Web có thể chuyển thông tin khách hàng đến công ty thuộc tập đoàn hoặc các đại lý khi được pháp luật cho phép” được khách hàng đánh giá là tác động mạnh nhất với hệ số tải nhân tố là 0,868.
Nhóm nhân tố thứ năm: Đánh giá chung về hiệu quả tương tác (Viết tắt trong bài DG), có giá trị Eigenvalue = 1,422> 1, nhân tố này cho biết hiệu quả tương tác của website với khách hàng, được khách hàng đánh giá như thế nào và có những tâm lý và suy nghĩ ra sao.
Nhân tố này được diễn giải thông qua sự tác động của các tiêu chí sau:
Trong thời gian tới vẫn tiếp tục sử dụng website
Sẽ giới thiệu website cho những người khác biết
Kích thích quay trở lại website
Hiệu quả tương tác của trang web tốt
Nhân tố này giải thích được 5,925% phương sai. Trong các biến quan sát, thì biến “Trong thời gian tới vẫn tiếp tục sử dụng website” được khách hàng đánh giá là tác động mạnh nhất với hệ số tải nhân tố là 0,807.
Nhóm nhân tố thứ sáu: Tính hữu dụng (Viết tắt trong bài HD), có giá trị Eigenvalue = 1,005> 1, nhân tố này thể hiện được tính hữu dụng mà website cung cấp cho khách hàng, website cần cung câp thông tin một cách hữu ích nhất đến với khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng nhận thấy và thu thập được thông tin bổ ích, font chữ, chuyển hướng, tiêu đề phải nổi bật, gây chú ý đến khách hàng.
Nhân tố này được diễn giải thông qua sự tác động của các tiêu chí sau:
Sử dụng font chữ và khoảng cách giữa các chữ dễ nhìn
Dễ dàng quay trở lại, chuyển qua phần nội dung khác...
Một tiêu đề hấp dẫn sẽ là yếu tố thu hút sự chú ý và tìm đọc thông tin Nhân tố này giải thích được 4,188% phương sai. Trong các biến quan sát, thì biến “Sử dụng font chữ và khoảng cách giữa các chữ dễ nhìn” được khách hàng đánh giá là tác động mạnh nhất với hệ số tải nhân tố là 0,818.
2.2.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach's Alpha)
Độ tin cậy thang đo được định nghĩa là mức độ mà nhờ đó sự đo lường của các biến điều tra không gặp phải các sai số và kết quả phỏng vấn khách hàng là chính xác và đúng với thực tế. Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, sử dụng hệ số đo lường Cronbach’s Alpha để đánh giá cho mỗi khái niệm nghiên cứu.
Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá đối với các chỉ tiêu nghiên cứu đưa ra ban đầu, kết quả thu được 6 nhân tố đại diện cho 6 nhóm biến trong mô hình