Nguồn tiếp cận Tần số Phần trăm
Tìm kiếm tự nhiên 24 19,2
Mạng xã hội 46 36,8
Người thân, bạn bè, đồng nghiệp 27 21,6
Khác 28 22,4
(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Nhận xét: Từ bảng trên ta nhận thấy với nguồn tiếp cận được đến website thông qua các trang mạng xã hội thì đã đến được với khách hàng nhiều hơn, có 46 người tiếp cận chiếm 36,8%. Tiếp theo đó là nguồn tiếp cận thơng qua người thân, bạn
bè, đồng nghiệp có 27 người chiếm 21,6%, tỉ lệ này nói lên được rằng dưới các mối quan hệ với nhau khách hàng có thể giới thiệu cho nhau trang web cũng chiếm một phần tỉ trọng trong việc tiếp cận website đến được với khách hàng để có thể thu về các đánh giá chính xác nhất về hiệu quả tương tác của website. Bên cạnh đó, nguồn tiếp cận website bằng tìm kiếm tự nhiên gõ từ khóa trực tiếp trên các cơng cụ tìm kiếm chiếm 19,2% với 24 người, chiếm tỉ trọng chưa lớn, vì website giới thiệu bLab là một website mới được thành lập, nên số lượng người biết đến website chưa cao. Cuối cùng là nguồn tiếp cận thơng tin dưới các hình thức khác mà doanh nghiệp cũng đã sử dụng quảng bá website như các diễn đàn, blog, gmail….
2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Theo Hair & ctg, 1998:Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tậpbiến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu.
Điều kiệnđể phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:
+Hệ số tải nhân tố (Factor loading ) > 0,5
+0,5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp.
+Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến khơng có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.
+Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) > 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %.
+Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue>1 mới được giữ lại.
Kết quả phân tích nhân tố được thể hiện dưới đây