Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản trị nguồn nhân lực tại UBND huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 33 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập chủ yếu tại Văn phịng UBND huyện, Phịng Nội Vụ, phịng Tài chính - Kế hoạch, phịng thống kê, phịng NN&PTNT. Bên cạnh đó các tài liệu thứ cấp khác được tác giả thu thập từ các sách báo, tạp chí chuyên ngành, mạng Internet. Các tài liệu này được tổng hợp, phân tích và so sánh chủ yếu nhằm tìm ra những đặc điểm, điểm mạnh và điểm yếu của nhân lực tại UBND huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc điều tra khảo sát thực tế nhằm đánh giá thực trạng quản lý nguồn nhân lực và chất lượng nhân lực trong UBND huyện Mường Ảng. Trên cơ sở đó xác định các yếu tố chính ảnh hưởng tới hoạt động quản trị nguồn nhân sự và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong nhà trường.

a. Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông tin về những đặc điểm chất lượng nhân lực.

Mục đích phỏng vấn sâu các đối tượng khác nhau để nhận thơng tin giúp học viên có thể so sánh các thơng tin thu thập được từ các đối tượng khác nhau, đánh giá tính logic khoa học của kết quả phân tích định lượng với những thơng tin phỏng

vấn thu thập được. Các nhóm đối tượng tham gia khảo sát định tính: quản lý (lãnh đạo), chuyên gia (cán bộ quản lý/ cán bộ, viên chức lâu năm) và nhân lực trực tiếp.

b. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Cuộc khảo sát sẽ sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin. Mẫu khảo sát định lượng được xác định theo phương pháp chọn mẫu đa cấp, kết hợp chọn điển hình với chọn ngẫu nhiên nhiều cấp.

Đối tượng điều tra

Là cán bộ đang công tác tại khối Ủy ban huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

Địa điểm và thời điểm điều tra:

+ Số liệu khảo sát trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên + Thời gian điều tra được tiến hành vào quý 4 năm 2019.

Quy mô mẫu

Cách thức chọn mẫu điều tra: Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập bằng việc phát phiếu điều tra, cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:

2 N n= (1+N.e ) Trong đó: N: Số quan sát tổng thể. e: sai số cho phép.

Theo số liệu thống kê mới tính đến tháng 8 năm 2019, số lượng cán bộ công tác tại khối Ủy Ban huyện là 89 người tương ứng N = 89. Với hệ số e = 0,05 tác giả tính được số lượng cán bộ cần điều tra là 72. Tuy nhiên, để đảm bảo những sai sót trong q trình thu thập phiếu điều tra, tác giả tiến hành điều tra 75 phiếu, trong đó số lượng cán bộ là lãnh đạo được phỏng vấn là 29 người gồm chủ tịch, phó chủ tịch, lãnh đạo trưởng phó các đơn vị khối phòng ban của UBND huyện Mường Ảng về cơ bản được phỏng vấn hết phục vụ cho nghiên cứu này. Như vậy, trong tổng số 75 người được khảo sát có 29 người giữ các vị trí quản lý và 46 người là cán bộ nhân viên.

Bên cạnh đó, để đánh giá thực trạng một số nội dung trong phần chương 3 của luận văn, tác giả cũng xây dựng một số câu hỏi vào phiếu khảo sát để phỏng vấn sâu

người trả lời, đặc biệt là với đối tượng là những cán bộ giữ những vị trí quản lý tại UBND huyện.

- Nội dung điều tra: Bằng việc phát phiếu điều tra khảo sát, lấy ý kiến về mức độ hài lòng của cán bộ công nhân viên đối với từng nội dung quản lý nguồn nhân lực của UBND huyện Mường Ảng mà cụ thể ở đây là sự đánh giá của CB,CC, nhân viên về quản lý nguồn nhân lực, sẽ đưa ra được cái nhìn khách quan về cơng tác quản lý nguồn nhân lực tại UBND huyện Mường Ảng.

Để ước lượng mức độ đánh giá đối với thực trạng quản lý nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Mường Ảng tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Thang đo được tính như sau: 1- Hồn tồn khơng đồng ý, 2- Khơng đồng ý, 3- Bình thường (Không ý kiến), 4 - Đồng ý, 5 - Hoàn toàn đồng ý.

Cách xác định khoảng đo bằng cách xác định giá trị khoảng như sau: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1)/5= 0.8

Ý nghĩa của giá trị trung bình đối với thang đo đánh giá ảnh hưởng:

1.00 - 1.80: Rất không đồng ý; 1.81 - 2.60: Không đồng ý; 2.61 - 3.40: Bình thường; 3.41 - 4.20: Đồng ý; 4.21 - 5.00: Rất đồng ý.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết đã tiến hành phân loại tài liệu đã thu thập được; liên kết các yếu tố, các thành phần thông tin thu thập được thành một chỉnh thể để tổng hợp xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng về công tác quản lý nguồn nhân lực. Cụ thể:

- Từ các cơng trình nghiên cứu đi trước các văn bản pháp luật, tổng hợp xây dựng cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực như: Khái niệm quản lý nguồn nhân lực; các nhân tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực; kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực của quốc tế và Việt Nam...

- Từ các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được tổng hợp xây dựng các bảng số liệu thống kê theo các tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại UBND huyện Mường Ảng.

* Triển khai thu thập số liệu:

Bước 1: Tiến hành phát phiếu điều tra cho các đối tượng phỏng vấn, nói rõ các

yêu cầu điều tra và nội dung kèm theo cho việc trả lời các câu hỏi. Ngoài ra, đề cương nghiên cứu giới thiệu về đề tài cũng được đính kèm theo bảng câu hỏi để phục vụ cho những người có nhu cầu hiểu rõ hơn về đề tài cũng như khái niệm được sử dụng trong bảng câu hỏi.

Nhằm đảm bảo đối tượng khảo sát là phù hợp đối với nghiên cứu này, trong phiếu điều tra phát ra và trên bảng câu hỏi nghiên cứu đều có nhấn mạnh đến các đặc điểm của đối tượng khảo sát để loại các đối tượng khơng phù hợp. Nhằm đảm bảo tính bảo mật của người trả lời, trên bảng câu hỏi đã thể hiện cam kết chỉ sử dụng thơng tin cho mục đích nghiên cứu của đề tài cùng với cam kết bảo mật thông tin cho người trả lời.

Bước 2: Nhận các trả lời và tổng hợp các kết quả trả lời của nhân lực.

Bước 3: Tiến hành điều tra lại một số đối tượng khác nếu như các câu trả lời

chưa đủ ý hoặc rõ nghĩa..

* Xử lý số liệu ban đầu

Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ tiến hành mã hóa, nhập số liệu và xử lý ứng dụng Microsoft Office Excel.

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin

Toàn bộ số liệu điều tra thu thập được tổng hợp, tính tốn và phân tổ thống kê theo những tiêu thức khác nhau, các chỉ tiêu giá trị được hiện tại hoá bằng đơn giá thống nhất theo giá hiện hành của năm điều tra. Trên cơ sở đó sử dụng các phương pháp phân tích sau:

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành thống kê, phân tích lại tồn bộ tài liệu, số liệu. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như: số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình… nhằm phản ánh quy mơ, chất lượng và hiệu quả của hoạt động quản lý nguồn nhân lực theo thời gian.

Mô tả thống kê trình bày tổng quát về quản lý nguồn nhân lực tại UBND huyện Mường Ảng. Sử dụng thống kê mơ tả phân tích và đánh giá thực trạng về chất lượng quản lý nguồn nhân lực tại UBND huyện Mường Ảng. Các đại lượng được sử dụng trong thống kê mô tả là số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, độ lệch chuẩn, số lớn nhất, nhỏ nhất, tần suất và phần trăm để phân tích thực trạng.

2.2.3.2. Phương pháp phân tích - so sánh

Dựa trên các kết quả tổng quan, phương pháp phân tích so sánh sẽ được áp dụng để chỉ ra những đặc trưng và sự khác biệt đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hội theo một số các tiêu chí như: so sánh theo khơng gian, so sánh theo thời gian, so sánh theo các tiêu chí về điều kiện phát triển kinh tế….Các kết quả được rút ra từ phương pháp phân tích - so sánh sẽ đảm bảo tính tồn diện của đề tài, từ đó đảm bảo các bài học kinh nghiệm, các kiến nghị được nêu ra là phù hợp.

2.2.3.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu

Để đảm bảo tính chính xác trong nghiên cứu, tác giả tham khảo ý kiến của những người am hiểu sâu sắc các lĩnh vực liên quan đến đề tài, thu thập thêm thông tin của các nhà khoa học, các nhà quản lý ở địa phương, cán bộ cơ sở. Những tài liệu sách báo đã được công bố ở các trường đại học, cao đẳng. Tác giả dùng trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu và trong quá trình đưa ra định hướng, giải pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản trị nguồn nhân lực tại UBND huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)