Thực trạng về thu nhập của cán bộ tại UBND huyện Mường Ảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản trị nguồn nhân lực tại UBND huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 71 - 77)

5. Kết cấu của luận văn

3.3. Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại UBND huyện Mường Ảng

3.3.6. Thực trạng về thu nhập của cán bộ tại UBND huyện Mường Ảng

Bên cạnh công tác quy hoạch, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ thì cơng tác quản lý nhân lực và quản lý nguồn nhân lực cần đến các chế độ khuyến khích về vật chất, tinh thần để cán bộ n tâm cơng tác, có động lực làm để cống hiến cho cơ quan, đơn vị trong cơng tác góp phần nâng cao hiệu quả cơng việc. Một trong những công cụ quan trọng trong công tác quản lý nguồn nhân lực ở mọi tổ chức nói chung và cán bộ tại UBND huyện Mường Ảng nói riêng để đảm bảo và duy trì nguồn nhân lực đó là chính sách tiền lương.

Bảng 3.12: Thu nhập bình quân của cán bộ công chức của UBND huyện Mường Ảng ĐVT: Tr.đ Chức danh Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Cán bộ quản lý 11,27 11,82 12,32 4,88 4,23 Trưởng, phó phịng ban 7,94 8,32 8,7 4,79 4,57

Chuyên viên khối phòng ban 4,97 5,19 5,46 4,43 5,20

Tạp vụ, văn phòng 3,86 4,06 4,28 5,18 5,42

Qua bảng trên thấy được tiền lương bình quân của cán bộ tại UBND huyện Mường Ảng có xu hướng tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2017 tiền lương bình quân cán bộ tại UBND huyện là 7,01 triệu đồng/người/tháng thì năm 2018 tiền lương bình quân tăng lên là 7,35 triệu đồng/người, tăng 4.81% so với năm 2017, và đến năm 2019 mức thu nhập bình quân của cán bộ tại UBND huyện Mường Ảng là 7,69 triệu đồng, tăng 4,66% so với năm 2018. Điều này phản ánh đúng với thực tế tại địa phương do những năm qua Chủ phủ đều thực hiện việc điều chỉnh về mức lương tối thiểu. Cán bộ thuộc UBND huyện Mường Ảng, theo quy định của Chính Phủ và tỉnh Điện Biên về lương và hệ số lương, ngạch, bậc lương và chế độ phụ cấp khác được thực hiện theo đúng quy định thì mức thu nhập bình quân như vậy là ở mức khá. Tuy nhiên, có sự chênh lệch khá lớn về mức lương giữa các chức danh, giữa các vị trí cơng việc cụ thể. Đặc biệt mức lương của cán bộ chuyên viên khối phòng ban và chuyên viên tạp vụ, văn phòng là khá thấp, mức lương này chưa đảm bảo việc chi trả các khoản sinh hoạt phí hàng ngày, đầu tư ni dạy con cái, đó là cịn chưa kể đến việc tích lũy khi ốm đau. Nếu so sánh mức thu nhập của nhóm đối tượng này với mức lương của người lao động tại các doanh nghiệp có thể thấy thu nhập của họ cịn thấp hơn các cơng nhân. Do đó, nhiều cán bộ tạo thêm nguồn thu nhập bằng các cơng việc khác ngồi cơng việc của cơ quan như tranh thủ các cơng việc ngồi như mở cửa hàng, bán hàng online. Điều này đã phần nào ảnh hưởng tới năng suất làm việc của họ cũng như hiệu quả công việc của tổ chức.

3.3.7. Đánh giá của cán bộ tại UBND huyện Mường Ảng về công tác quản lý nguồn nhân lực

Để có thể đánh giá một cách khách quan về công tác quản lý nguồn nhân lực tại UBND huyện Mường Ảng trong những năm qua, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát ý kiến của 75 cán bộ đang làm việc tại UBND huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Cán bộ được khảo sát bao gồm cả cán bộ là chuyên viên và cả cán bộ giữ các vị trí quản lý của tổ chức.

Bảng 3.13: Ý kiến đánh giá về công tác quy hoạch và tuyển dụng cán bộ tại UBND huyện Mường Ảng

TIÊU CHÍ Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Công tác quy hoạch thực hiện

nghiêm túc, minh bạch 3 5 3.98 .672

Đối tượng quy hoạch nguồn là hợp

lý 2 5 3.54 .951

Công tác tuyển dụng công khai,

tuyên truyền rộng rãi 3 5 4.10 .702

Công tác tuyển dụng diễn ra trung

thực, khách quan 2 5 3.98 .899

Cán bộ được tuyển dụng đảm bảo đúng các vị trí và tiêu chuẩn của công việc cần tuyển dụng

2 5 3.90 .922

Điểm trung bình 3.90

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát)

Kết quả khảo sát cho thấy công tác quy hoạch chỉ được đánh giá ở mức điểm khá là 3.90 điểm. Nhiều ý kiến cho rằng cơng tác quy hoạch đơi khi cịn mang tính hình thức, bên cạnh đó việc quy hoạch chủ yếu dựa trên thâm niên công tác và kinh nghiệm trong công việc mà chưa đề cao tới hiệu quả làm việc thực sự, do đó mức điểm về tiêu chí “đối tượng quy hoạch nguồn là hợp lý” thì chỉ đạt 3.54. Tỷ lệ người trẻ được quy hoạch là rất ít, điều này ảnh hưởng ít nhiều tới động lực phát triển của họ, điều này ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác quản lý nguồn nhân lực tại đơn vị, làm giảm sút niềm tin vào đội ngũ Ban lãnh đạo. Bên cạnh đó, đối với công tác tuyển dụng thì điểm đánh giá cũng chỉ ở mức khá, 3 chỉ tiêu được hỏi đạt mức điểm lần lượt là 4,10, 3,98 và 3,90 điểm. Chính vì vậy, có một số cán bộ cho rằng công tác tuyển dụng chưa trung thực, thiếu khách quan và chưa kịp thời. Nguyên nhân là do q trình tuyển dụng đơi khi cịn thiên về tình cảm, đối tượng tuyển dụng thường được ưu tiên, sắp xếp cho con em lãnh đạo, con em trong ngành, một số cán bộ khi

được tuyển dụng chưa đáp ứng tốt u cầu cơng việc được giao. Vì vậy, trong thời gian tới UBND huyện cần giám sát chặt chẽ hơn nữa trong công tác quy hoạch và tuyển dụng để tạo sân chơi bình đẳng, đồng thời tạo cơ hội thu hút nguồn nhân lực có trình độ, có phẩm chất góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ công viên chức gương mẫu, chất lượng, củng cố niềm tin cho người dân.

Theo ý kiến của một số cán bộ là lãnh đạo Ủy ban thì một trong những nguyên nhân thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là do cơ chế, chính sách chưa thoả đáng so với mặt bằng chung xã hội, thu nhập của cán bộ còn thấp chưa được đảm bảo. Bên cạnh đó, số lượng các ứng cử viên nắm bắt thơng tin tuyển dụng và chính sách của địa phương chưa tốt, do điều kiện kinh tế cịn khó khăn nên việc hỗ trợ phát triển nghề nghiệp, hỗ trợ nhà ở, đi lại cho cán bộ vẫn chưa đảm bảo đúng cam kết. Mặt khác, huyện Mường Ảng là một huyện miền núi, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đời sống tinh thần còn thấp hơn so với các thành phố lớn cũng khiến cho các nhân tài ngại, khơng muốn gắn bó.

Đánh giá về công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực tại UBND huyện Mường Ảng

Đánh giá công tác đào đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực tại UBND huyện Mường Ảng để thấy được chất lượng cũng như hiệu quả trong việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ, công viên chức tại các đơn vị thuộc UBND huyện. Việc đánh giá này cũng để thấy được thực trạng của cán bộ tại UBND huyện, đó cũng là cơ sở để huyện và các đơn vị trực thuộc huyện cũng có kế hoạch đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công viên chức theo yêu cầu của mỗi đơn vị. Đồng thời tham khảo, lựa chọn các chương trình, nội dung giảng dạy, bồi dưỡng chuyên đề phù hợp với đặc thù của từng bộ phận tại UBND huyện. Bên cạnh việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ huyện cũng cần bồi dưỡng cho cán bộ về phẩm chất, đạo đức kịp thời., tăng cường các biện pháp giáo dục cán bộ về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm với công việc.

Bảng 3.14: Đánh giá công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực tại UBND huyện Mường Ảng TIÊU CHÍ Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Văn bản , quy định về đào tạo bồi dưỡng nguồn NL chặt chẽ, minh bạch

3 5 4.22 .668

Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ

được tổ chức hàng năm 3 5 4.28 .766

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng CBCVC theo đúng quy hoạch, kế hoạch

3 5 4.02 .699

Trình độ CBCVC sau đào tạo được

nâng cao 2 5 4.19 .878

Được hỗ trợ kinh phí, thời gian khi

tham gia đào tạo, bồi dưỡng 3 5 4.10 .678

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát)

Tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ tại UBND huyện nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Ủy ban và lãnh đạo các đơn vị thuộc Ủy ban. Cụ thể tiêu chí về văn bản quy định chặt chẽ và minh bạch đạt mức tốt, tương tự ở tiêu chí “Đơn vị có văn bản quy định công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực chặt chẽ, minh bạch” cũng được cho ở mức điểm tốt là 4.22/5 điểm. ở 3 tiêu chí cịn lại, mức điểm đánh giá ở mỗi tiêu chí khá cao, tất cả các tiêu chí này đều đạt ở mức điểm tốt và cận mức điểm rất tốt. Tuy nhiên, một số ý kiến vẫn cho rằng việc thực hiện quy hoạch, đào tạo đơi khi cịn chưa đúng như quy hoạch và kế hoạch, một số cán bộ mới chân ướt, chân ráo vào công tác đã được quy hoạch vị trí này, vị trí khác điều này gây ảnh hưởng tới dư luận và những hệ lụy khác. Bên cạnh đó, kinh phí hỗ trợ cho cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ thất thường, đặc biệt đối với

ngân sách còn hạn chế, thậm chí những một số cán bộ phải bỏ tiền túi hồn tồn để đi học do khơng thuộc đối tượng được cử đi học.

Đánh giá cơng tác bố trí, luân chuyển, bổ nhiệm

Mặc dù mức điểm đánh giá ở nội dung này đạt mức điểm trung bình khá cao là 4.08/5 điểm, nhưng qua khảo sát cho thấy vẫn còn khá nhiều ý kiến cho rằng cơng tác bố trí, sắp xếp cơng việc cịn chưa phù hợp với khả năng cũng như năng lực chuyên môn của cán bộ, đồng thời cũng chưa đúng với nguyện vọng của cán bộ được luân chuyển. Đặc biệt việc bộ trí và ln chuyển cán bộ đơi khi khơng phải là do trình độ chuyên môn không phù hợp mà là những lý do nhạy cảm như không được lịng sếp. Điều này gây ra những dị nghị khơng chỉ trong tổ chức mà còn đối với người dân.

Đánh giá công tác đánh giá hiệu quả công việc

Theo kết quả khảo sát, mức điểm đánh giá là 3,88, đây là mức điểm khá trong thang đo likert, phần lớn ý kiến cho rằng công tác này tương đối cơng bằng, chính xác, đánh giá đúng người đúng việc. Tuy nhiên vẫn còn ý kiến cho rằng việc đánh giá vẫn mang tính hình thức, rập khn, máy móc, đánh giá theo cảm tính mà chưa thực sự đi sâu vào hiệu quả công việc. Việc đánh giá cịn dựa trên tình cảm, tâm lý cịn cả nể, e ngại. Thực tế có cá nhân làm việc ít, tác phong, lề lối làm việc còn cẩu thả nhưng vẫn được đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực tới các đơn vị, làm cho nhiều người khơng có động lực cố gắng trong công việc.

Đánh giá về công tác tiền lương

Ở nội dung về công tác tiền lương có hai câu hỏi được đưa ra để khảo sát. Đối với câu hỏi “chính sách nâng lương tại đơn vị được thực hiện nghiêm túc,

đúng quy định” nhận được mức điểm là 4.43/5.0 điểm, đây là mức điểm rất tốt, điều

này cho thấy việc nâng lương tại các đơn vị trong UBND huyện Mường Ảng được thực hiện khá nghiêm túc, theo đúng luật lao động về tiền lương và quy định của Nhà nước. Hàng năm các đơn vị đều rà soát hệ số lương cũng như thời gian nâng lương của từng cá nhân để nắm bắt được thời điểm cán bộ được nâng lương hoặc nâng lương trước thời hạn đối với những cán bộ có thành tích tốt trong cơng tác.

Điều này đã khắc phục được tình trạng bỏ sót đối tượng được nâng lương đúng hoặc trước thời hạn.

Tuy nhiên với câu hỏi “Với mức lương hiện nay, Ông/Bà đảm bảo cuộc sống

tương đối ổn định” thì mức điểm đánh giá của cán bộ cho câu hỏi này chỉ là

3.12/5.0 điểm, đây là mức điểm khá thấp. Điều này một lần nữa cho thấy, chỉ một số ít cán bộ cơng tác lâu năm, cán bộ là lãnh đạo có hệ số chức vụ cho rằng mức lương của họ đảm bảo được cuộc sống ổn định, trong khí đó đa phần những cán bộ là chuyên viên khối phòng ban, nhân viên tạp vụ văn phòng cho rằng mức lương của họ khá thấp, không đủ để trang trải cho cuộc sống của họ. Nhiều người trong số họ vẫn phải tranh thủ làm thêm các cơng việc khác để có thêm thu nhập để bảo bảo cho bản thân và gia đình họ, thậm chí một số cán bộ trẻ có năng lực cịn có ý định bỏ việc để để làm cho các doanh nghiệp, tổ chức khác với mức đãi ngộ cao hơn. Thực tế cho thấy, việc trả lương Ủy ban không thể quyết định được mà đây là quy định của Nhà nước. Vì vậy, để có thể thu hút được người giỏi, người tài cũng như nâng cao được chất lượng và hiệu quả cơng việc thì nâng cao thu nhập cho cán bộ Nhà nước nói chung và cán bộ tại UBND huyện Mường Ảng nói riêng là một nhiệm vụ rất quan trọng mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ cần phải đặc biệt quan tâm trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản trị nguồn nhân lực tại UBND huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)